Thực trạng địa đạo Phú An Phú Xuân

Một phần của tài liệu Địa đạo phú an phú xuân (đại lộc, quảng nam) trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) (Trang 42 - 45)

7. Bố cục của đề tài

3.1.Thực trạng địa đạo Phú An Phú Xuân

Cho đến ngày nay, địa đạo gần như đã bị hư hại và nhiều đoạn bị lún sụp, mất dấu dưới các lũy tre hoặc bị người dân phá bỏ để có đất làm nhà, canh tác, xây dựng các công trình khác phía trên, những đoạn đường nào còn nguyên vẹn thì cũng bị nước thấm ngập hết. Tuy nhiên đến năm 2009, thì nơi đây đã được đầu tư với kinh phí hơn 2 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo lại để thành điểm tham quan di tích lịch sử địa đạo Phú An như hiện nay. Theo cán bộ Ban Quản lý dự án, ông Nguyễn Phước Dũng thì trong quá trình trùng tu, vẫn sẽ cố gắng giữ nguyên gốc của di tích nhưng yếu tố thẩm mỹ và sự an toàn vẫn sẽ được chú trọng, do đó vách và trần địa đạo được chèn bằng bê tông cốt thép và bên trong phun vữa giả đất, có những hốc nhỏ lắp đèn điện để thuận tiện cho du khách ghé tham quan, tìm hiểu. Đối với phần nhà chỉ huy, nơi hội họp thì sẽ được cho phục dựng theo lối kiến trúc của địa phương và các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày cũng được phục chế lại nguyên trạng như trước để có cái nhìn chân thực những về những năm tháng trước kia của quân dân địa phương, với tường bao che được xây gạch, trát vữa, khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói vẩy cá, cửa gỗ, nơi đây sẽ là khu trưng bày và đón tiếp giới thiệu về lịch sử di tích để du khách tham quan hiểu rõ hơn. Việc triển khai dự án là việc làm cấp thiết mang nhiều ý nghĩa, không chỉ bảo vệ được di tích mà còn làm cho nơi đây thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ghé đến tìm hiểu, còn giúp cho những thế hệ học sinh từ mầm non đến đại học được giáo dục hơn nữa về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc để cho các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ luôn nhớ về mảnh đất với những con người anh hùng kiên trung, gan dạ, bền bỉ và sáng tạo.

Địa đạo Phú An - Phú Xuân, một minh chứng hùng hồn và sinh động về quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ của quân và dân Đại Lộc nói riêng, Quảng Đà nói chung. Công trình được bộ đội chính quy và nhân dân địa phương đào từ những năm 1965-1967, dưới sự chỉ đạo của Đặc khu ủy Quảng Đà, trở thành nơi trú ẩn, sinh hoạt của Thường vụ Khu ủy khu 5, Đặc khu ủy Quảng Đà và Huyện ủy Đại Lộc. Đây cũng là nơi hội họp, truyền đạt các chủ trương lớn của Bộ Chính trị, Quận ủy Trung ương, Quân khu 5 cho toàn

vùng. Một thời, các đồng chí Võ Chí Công - nguyên Bí thư Khu ủy 5; Hồ Nghinh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đà; Trần Thận - nguyên Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Đà; Phan Thanh Thủ - nguyên Bí thư Huyện ủy Đại Lộc… cùng nhiều vị lãnh đạo sống chiến đấu, công tác trên chiến trường Quảng Đà đã có mặt trên mảnh đất này. Và địa đạo Phú An - Phú Xuân chính là “địa đạo giữa lòng dân”, là công trình của ý đảng, lòng dân, thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù của quân và dân Đại Lộc nói riêng, Quảng Đà nói chung.

Từ năm 2009, trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng và nguy cơ xóa sổ di tích, dự án trùng tu, tôn tạo di tích Địa đạo Phú An - Phú Xuân đã được lập, trình phê duyệt với kinh phí đầu tư ban đầu hơn 2 tỷ đồng, sau bổ sung thành 3,2 tỷ đồng, từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh và từ Chương trình mục tiêu quốc gia về trùng tu di tích của Chính phủ. Dự án bao gồm nhiều hạng mục, từ bồi thường giải tỏa tới trùng tu và phục hồi nguyên trạng một số địa điểm chính của địa đạo như: miệng, hầm địa đạo, nhà chỉ huy, phòng hội họp… Miệng địa đạo được gia cố bằng đá, phun vữa giả đất xung quanh, bên trên rào đơn giản bằng cọc thép tròn và giằng dây xích mạ kẽm chống gỉ. Nhà chỉ huy được phục dựng với tường bao che xây gạch, trát vữa, khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói vảy cá, cửa gỗ… Đây là nơi trưng bày các hiện vật, tranh ảnh kháng chiến, cũng là nơi đón tiếp và giới thiệu về di tích cho khách tham quan. Dự án trùng tu, tôn tạo này nhằm cứu vãn, bảo vệ di tích, đưa vào phục vụ du lịch, là một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ… Khởi công từ năm 2011, địa đạo Phú An - Phú Xuân được trùng tu, tôn tạo với chiều dài 150m, trong tổng số 2.000m chiều dài địa đạo. Từ năm 2013, công trình trùng tu, tôn tạo đã hoàn thành, song khâu bàn giao - tiếp nhận di tích sau tu bổ giữa Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch và Phòng Văn hoá - Truyền thông huyện, Uỷ ban nhân dân xã Đại Thắng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm bàn giao, đưa vào khai thác, phục vụ tham quan công trình địa đạo là vì tới thời điểm này, đơn vị thi công vẫn chưa thể xử lý được tình trạng nước thấm vào lòng địa đạo dâng cao.

Đại diện phía địa phương, đơn vị thụ hưởng công trình, ông Hồ Văn Chín - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Đại Thắng cho hay, tại đợt nghiệm thu năm 2014 giữa Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện Đại Lộc, Phòng Văn hoá - Truyền thông và đơn vị thi công, theo yêu cầu của huyện và địa phương, đơn vị thi công phải điều chỉnh lại sa bàn, bê tông hóa tuyến đường nội bộ trong địa đạo để phục vụ đi

lại tham quan và quan trọng là triển khai phương án chống thấm nước trong lòng di tích. Đến thời điểm này, đơn vị trên đã hoàn thiện việc điều chỉnh sa bàn, làm đường và chỉnh lại một số hạng mục nhỏ, song vẫn chưa xử lý rốt ráo vấn đề thấm nước. “Nếu nhận bàn giao nhưng lại không sử dụng, khai thác được sẽ rất khó cho địa phương. Nhiều ý kiến từ người dân, nhất là đội ngũ cán bộ cách mạng lão thành đã sống và chiến đấu ở vùng đất này tỏ ra không tán thành việc di tích sau tu bổ vẫn bị thấm nước. Thiết nghĩ các bên cần có cuộc họp để tìm ra tiếng nói chung” - ông Hồ Văn Chín chia sẻ. Cũng theo ông Chín, trường hợp nếu nhận bàn giao, đề nghị Phòng Văn hoá - Truyền thông tiếp nhận, đưa vào sử dụng thí điểm trong vòng một năm, nếu có sự cố, đơn vị có thẩm quyền đứng ra yêu cầu khắc phục, sửa chữa kịp thời, còn nếu công trình đi vào phục vụ tốt, xã sẽ đứng ra tiếp nhận, bảo vệ và đưa vào phục vụ tham quan, du lịch… Trong khi đó, ông Phan Vân Trình - Trưởng Phòng Văn hoá - Truyền thông huyện Đại Lộc cho rằng: “Đây là công trình do Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch làm chủ đầu tư, địa phương chỉ là đơn vị thụ hưởng, chỉ nhận bàn giao từ Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch sau khi công trình hoàn thành và nghiệm thu đạt kết quả”.

Ông Hồ Xuân Tịnh - Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch cho biết, công trình đã hoàn thành theo đúng hồ sơ thiết kế vào năm 2013, qua mấy cuộc họp, từ sự chỉ đạo của Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch, phía đơn vị thi công đã thống nhất bổ sung, sửa chữa một số hạng mục theo yêu cầu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đập Khe Tân, tình trạng nước thấm ngược và đọng lại trong lòng địa đạo xảy ra thường xuyên, dù đã triển khai giải pháp xử lý vẫn không triệt để. Ngoài chống thấm, phía đơn vị thi công đã bổ sung máy bơm tự động, hệ thống này sẽ tự động hút nước từ lòng địa đạo ra bên ngoài. “Qua kiểm tra, xem xét, chúng tôi nhận thấy rất khó xử lý rốt ráo và cũng không còn giải pháp khả thi trước hiện tượng nước thấm ngược, đọng lại trong lòng địa đạo. Chỉ còn giải pháp trang bị máy bơm tự động, và giải pháp này vẫn đảm bảo công trình có thể đưa vào sử dụng. Sở Văn hoá - Truyền thông và Du lịch đã gửi công văn đề nghị Phòng Văn hoá - Truyền thông và địa phương tiếp nhận bàn giao, đưa vào khai thác phục vụ, đồng thời sở sẽ đứng ra chủ trì buổi làm việc để các bên đi tới thống nhất chung”-ông Hồ Xuân Tịnhnói.

Một phần của tài liệu Địa đạo phú an phú xuân (đại lộc, quảng nam) trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) (Trang 42 - 45)