2.2.2.1 Nhược điểm của hoạt động đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Bên cạnh những đóng góp tích cực, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận cả những thách thức, khó khăn để thấy rõ những tác động hai mặt mà FDI mang lại cho nền kinh tế tại thành phố Hải Phòng như sau:
Một là, các dự án FDI có ảnh hưởng xấu tới môi trường
Trong quá trình kinh doanh ở Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng khai thác tài nguyên, không coi trọng bảo vệ môi trường, rất thờ ơ trong việc xây dựng hệ thống xử lý và quản lý chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường sống của người dân (ô
nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi…). Tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu vào địa bàn thành phố máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, gây tiêu hao nhiều năng lượng; việc chuyển giao công nghệ, sáng chế phát minh, giải pháp kỹ thuật chưa tương xứng với vốn đầu tư.
Hai là, thu hút FDI chưa có ảnh hưởng tích cực đến phát triển nông nghiệp
Cơ cấu ngành đầu tư trong khu vực đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng vẫn có sự mất cân đối trong đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.
Theo số liệu thống kê Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế tại Hải Phòng trong giai đoạn 2009 – 2020, vốn FDI hướng vào phát triển các nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, tạo sự phát triển đột phá. Nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố lại giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp
Số dự án và dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp đã ít, cơ cấu dự án và nguồn vốn này lại phân bổ mất cân đối. Phần lớn các dự án FDI trong khu vực nông nghiệp đều tập trung vào những địa phương có lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu và điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi. Chưa thu hút và khai thác được các dự án vào các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế sẵn có của Hải Phòng, chưa chú trọng đến phát triển nông nghiệp để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp bền vững. Các dự án chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp truyền thống, nơi có sẵn các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc những nơi có sẵn nguồn nguyên liệu như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đóng tàu, giầy da, may mặc. Các ngành khác chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế như ngành du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, thủy sản. Do đó chưa tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn. Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ngoài một số dự án sản xuất giống cây, con, chế biến thức ăn gia súc và nông sản, nhìn chung các dự án FDI trong lĩnh vực này triển khai rất chậm.
2.2.2.2 Nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo và thiếu
nhất quán. Trong việc lập doanh nghiệp, thủ tục thành lập và khởi sự kinh doanh theo quy định gồm 10 thủ tục với tổng thời gian là 34 ngày là phức tạp, tốn thời gian và nhiều chi phí. Trong các
thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm, trụ sở chính... giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài có vốn FDI có nhiều thủ tục rườm rà.
Thứ hai, sự cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các quốc gia ngày càng gay gắt trong khi môi
trường thu hút vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự được cải thiện. Sự cạnh tranh thu hút vốn FDI của các địa phương lân cận thành phố Hải Phòng cũng diễn ra quyết liệt. Cùng với việc chịu tác động cạnh tranh chung trong thu hút vốn FDI của các nước đối với Việt Nam và chủ trương phân cấp cho chính quyền các địa phương cấp phép các dự án vốn FDI, Hải Phòng phải chịu sự cạnh tranh với các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…
Thứ ba, ngành nông, lâm, thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, việc áp dụng
khoa học công nghệ cao trong ngành còn khó khăn, cơ sở hạ tầng cho nông, lâm, thủy sản như điện, nước, giao thông chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng có quy mô nhỏ, phân tán và không có tính liên kết. Những yếu tố trên khiến cho ngành nông, lâm, thủy sản không đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Nguồn lợi nhuận thu được từ ngành này thấp hơn nhiều so với những ngành khác. Đây là nguyên nhân khiến lượng vốn FDI vào ngành nông, lâm, thủy sản còn thấp
Thứ tư, thành phố chưa có bộ phận xúc tiến đầu tư riêng, hạn chế về chất lượng nguồn
nhân lực đồng thời giỏi chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng marketing quốc tế. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư chưa có kế hoạch dài hạn, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành trong thành phố và chưa được nhiều sự tập trung quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo thành phố
Thứ năm, công tác quản lý môi trường đô thị của cán bộ thành phố về việc thanh tra, kiểm
tra các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong khu vực còn chưa sát sao, chặt chẽ, vẫn còn nhiều bất cập và kẽ hở, gây ra nhiều thiệt hại về môi trường sống cho người dân thành phố
Thứ sáu, môi trường kinh tế, xã hội của Hải Phòng còn một số hạn chế. Hệ thống kết cấu
hạ tầng của Hải Phòng có tính kết nối kém và chưa theo kịp sự phát triển của thành phố. Hệ thống cơ sở đào tạo của Hải Phòng tăng nhiều trong những năm gần đây nhưng quy mô và chất lượng
đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về tay nghề cao, trình độ chuyên môn, kỹ thuật tốt cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi thành phố đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.