PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG (Trang 30 - 35)

TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO HẢI PHÒNG

3.1 Định hướng thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn tới

3.1.1 Mục tiêu

Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế. Trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

Hải Phòng đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ đầu tư thêm 15 khu công nghiệp mới, bổ sung 6.500 ha quỹ đất để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trong giai đoạn mới, bên cạnh 1 Khu kinh tế, 12 khu công nghiệp đang vận hành ổn định. Đây là tiền đề để Hải Phòng đạt mục tiêu thu hút đầu tư FDI 5 tỷ USD/năm trong 5 năm tới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 16 đã đề ra.

3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư

Hải Phòng chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án công nghiệp dịch vụ sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả cao. Phát triển khu công nghiệp sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng hiệu quả năng lượng, xây dựng các mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất của các doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp nhằm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng xung quanh. Tăng tốc mở rộng đón sóng dịch chuyển đầu tư, nhất là sau khi tình hình dịch bệnh ổn định. Hải Phòng tập trung vào 3 trụ cột phát triển gồm công nghiệp công nghệ cao; kinh tế biển, cảng biển logistics và du lịch, thương mại.

3.2 Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong giai đoạn tới

Thứ nhất, Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát

triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững. Thu hút các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, giữ vai trò dẫn dắt, có sức lan tỏa đầu tư vào thành phố. Chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế và yêu cầu phát triển bền vững. Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp do thành phố quản lý. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử và nâng cao chất lượng công vụ, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp

Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03

trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại

Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn (ô tô, chế tạo máy, điện tử tin học và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao). Huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao.

Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm cảng biển, dịch vụ logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế. Cùng với việc xây dựng tiếp bến số 3, số 4 của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ tập trung kết nối hạ tầng logistics của Hải Phòng với các quốc gia về cả đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại lớn, đồng thời với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường xuất khẩu, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

Thứ ba, Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng; phát triển kết cấu hạ tầng giao

thông đồng bộ, hiện đại

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới chuyển dịch đến Việt Nam mà Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế.

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng

sinh học, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Xây dựng, thực hiện có hiệu quả phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và loại đất trong quy hoạch thành phố. Kiên quyết thu hồi đất dự án đã được giao nhưng không thực

hiện đầu tư theo quy định. Tăng cường việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ chất thải công nghiệp, đô thị, nông thôn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về việc bảo vệ môi trường.

Thứ năm, xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo, y tế của vùng

Duyên hải Bắc bộ; trọng điểm phát triển khoa học và công nghệ biển của cả nước. Thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố.

Thứ sáu, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu

quả hoạt động của các cấp chính quyền. cán bộ thành phố cần có sự nhất quán trong quan điểm, nhận thức về FDI cũng như xây dựng các quy hoạch chi tiết, rõ ràng để làm cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp.

Thứ nhất, Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và lao động.

Mời kỹ sư, chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho những nhân viên đã tuyển dụng, cử nhân viên Việt Nam sang đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp, công ty mẹ của mình ở nước ngoài (trong đó phải đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên trước khi cử sang nước ngoài).

Đào tạo nâng cao chất lượng lao động cần phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu cho các doanh nghiệp bởi lẽ có thể thực hiện các dự án phát triển phần mềm lớn cần phải có những cán bộ quản lý dự án, quản lý chất lượng, quản lý chi phí có khả năng.Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay còn thiếu những cán bộ quản lý dự án như vậy.

Thứ hai, chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư

Xây dựng trang web riêng cho doanh nghiệp của mình, trong đó trình bày các ý tưởng về dự án, dự báo kết quả trong tương lai, các thế mạnh của công ty như khả năng am hiểu thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực... để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

Tham gia cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng như môi trường đầu tư và những ưu đãi trong thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Trực tiếp gặp gỡ và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào dự án mà doanh nghiệp đang tiến hành thông qua các chuyến đi xúc tiến, chuyến công tác nước ngoài

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hoá, việc đầu tư ra nước ngoài là điều tất yếu với mục đích kiếm lợi nhuận. Việt Nam nói chung hay các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho việc đầu tư phát triển, tích lũy nội bộ trong nền kinh tế. Chính vì thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng, là nhân tố cấu thành lên sự phát triển của nền kinh tế trong thành phố. Để tạo xung lực mạnh mẽ thu hút vốn FDI ngay trong thời kỳ đại dịch Covid, Hải Phòng cần tiếp tục duy trì tinh thần vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế nhằm đảo bảo môi trường đầu tư an toàn, ổn định cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, trong chính sách thu hút FDI, thành phố cần lựa chọn các dự án phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh của Thành phố, cụ thể hướng tới các dự án ngành công nghiệp công nghệ cao và sạch hay ngành công nghiệp phụ trợ; xây dựng chính sách thu hút và hỗ trợ ngành công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực gián tiếp và trực tiếp cung cấp cho các doanh nghiệp FDI. Mặt khác, đầu tư phát triển hạ tầng và liên kết giao thông cũng là yếu tố tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy công tác này cũng cần được chú ý, đặc biệt tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ đảm bảo bắt kịp các xu hướng công nghệ mới trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG (Trang 30 - 35)