CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược marketing
2.2.3.4. Chiến lược chiêu thị
Chiêu thị còn có một số cách gọi khác hoa mỹ hơn như xúc tiến thương mại, truyền thông Marketing.
Đối với các doanh nghiệp thương mại thì việc thực hiện các kế hoạch chiêu thị nhằm gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ chính là mục tiêu được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải:
- Thiết lập thói quen tiêu dùng
- Tạo ấn tượng và gây chú ý đối với các nhóm khách hàng còn chưa biết đến hay biết nhưng vẫn còn gặp phải cản trở trong quyết định mua hàng
- Tạo dựng các xu hướng mới trên thị trường
- Đảm bảo ngân sách trong suốt quá trình thực hiện
Về cơ bản, các hoạt động chính trong chiêu thị gồm: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp.
Quảng cáo
Quảng cáo là các hoạt động tuyên truyền nhằm tăng độ nhận biết sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường, nó không chỉ được gói gọn trong các hoạt động thương mại mà còn giúp truyền tải nội dung của các hoạt động xã hội. Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp có thể tăng độ nhận diện của thương hiệu, dò xét phản ứng của khách hàng qua đó thuyết phục hoặc thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm, tăng mức độ ghi nhớ sản phẩm hoặc gợi sự tò mò đối với các đối tượng khách hàng mới còn đang băn khoăn.
Xúc tiến bán hàng (khuyến mại)
Xúc tiến bán hàng là các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện với mục đích đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng kích thích cầu trên thị trường. Trong các hình thức xúc tiến thì khuyến mại thường được người tiêu dùng quan tâm hơn cả nên nó đóng vai trò thiết yếu khi doanh nghiệp triển khai các chiến lược chiêu thị của mình. Các hình thức xúc tiến bán hàng thường được thấy trên thị trường đó là: các chương trình giảm giá, chương trình khuyến mại dùng thử , tặng voucher khi mua sản phẩm, hoàn tiền hay chiết khấu 1 phần giá bán, tổ chức các trò chơi trúng thưởng, quà tặng đặc biệt dành cho khách hàng hội viên, tặng các ấn phẩm hay đồ lưu niệm mang đặc trưng của thương hiệu góp phần gợi nhớ sản phẩm đó trong lòng khách hàng.
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là các hoạt động truyền bá giới thiệu sản phẩm tới thị trường có thể là trong hoặc ngoài nước. Việc sử dụng tốt công cụ này sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng được chú ý trên thị trường.Các hoạt động
thường được sử dụng bao gồm: báo chí, tổ chức các sự kiện, các buổi họp báo, các hoạt động vì cộng đồng và đóng góp cho các quỹ từ thiện.
Bán hàng cá nhân
Đây là hình thức trao đổi thông tin trực tiếp về sản phẩm giữa bên bán và khách hàng thông qua các hội chợ thương mại hay triển lãm tiêu dùng được tổ chức trong khoảng thời gian nhất định tại địa điểm đã được chỉ định trước đó. Hội chợ, triển lãm là nơi các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh trưng bày, giới thiệu và tiếp thị sản phẩm của mình.
Như vậy, các nhiệm vụ cơ bản tổ chức hay cá nhân cần hoàn thành là:
- Tìm hiểu, thăm dò các khách hàng mục tiêu mới
- Tư vấn các thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà mình cung ứng
- Thực hiện chức năng bán hàng thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán mới
- Hướng dẫn các hình thức hỗ trợ sau bán hàng như bảo hành, kỹ thuật, giao nhận hàng hóa
- Nghiên cứu và thu thập thêm dữ liệu về các thị trường tiềm năng mới Marketing trực tiếp
Về mặt bản chất thì các hoạt động của Marketing trực tiếp là sự kết hợp lại của xúc tiến thương mại, bán hàng cá nhân và các hoạt động quảng cáo thông qua các công cụ gián tiếp để liên hệ với khách hàng như catalogue, điện thoại hay qua internet để tiếp cận các khách hàng mới đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng có sẵn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THIẾT BỊ CHĂM SÓC DA TẠI NHÀ CỦA CÔNG TY TNHH SAINT L’BEAU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020