II. Vài nét nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa
1. Tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật
- Trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa tất cả thế giới xung quanh đều như có tâm linh, đều là bầu bạn. Ông thường dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả cảnh vật. Với cái nhìn : “Vật ngã đồng nhất” ông có thể nói chuyện, tâm tình với một con chó “Sao không về vàng ơi”, hay truyện trò thân thiết với người bạn nhà nông, Con trâu đen lông mượt hay với cây trầu trong bài Đánh thức trầu, Buổi sáng sân nhà em, Em kể chuyện này…
- Cùng với lối nhân hóa, Ông viết về cây dừa, khi thì như một
người bạn hào phóng “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, khi thì như một người lính:
“ Đứng canh trời đất bao la
“Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu…”
Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, giao cảm với tạo vật
trong sắc thái dung động tinh vi nhất có sự hòa điệu về tâm hồn. “ Đánh thức trầu ” là một ví dụ. Lời thơ như tiếng chuyện trò, thủ thỉ. Dịu dàng nâng niu lá trầu bé bỏng, hái một lá cũng thấy trầu đau, TĐK phải hát để đánh thức trầu dậy. Dường như ông cũng hiểu rằng trầu có cảm giác,
nghe được tiếng tâm tình của mình:
- Giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, thậm chí TĐK còn có thể nghe được: “Chiếc ngõ/Thở sương đêm /Ông trăng lên/Cười trong lá…” ( Chiếc ngõ nhỏ). “Chiếc ngõ/Thở sương đêm /Ông trăng lên/Cười trong lá…” ( Chiếc ngõ nhỏ). Chiếc ngõ trong mắt ông có cuộc sống riêng đầy sôi động, một thế giới tâm hồn phong phú.
Chiếc ngõ nhỏ gắn với con người và cuộc sống của họ. Khi các chú bộ đội hành quân đi qua, đi xa, chiếc ngõ nhỏ - ở lại nhà”, nó cũng xao xuyến và nhớ thương…Tất cả quay quần thành một thế giới trẻ thơ tươi vui và thật sống động.