C- Phân loại điệnmô
a/ Lõi bằng thép khối đặc b/ Lõi ghép bằng các lá thép mỏng
8-CẤU TRÚC DOMEN TRONG MAØNG TỪ MỎNG
Đặc điểm của màng từ mỏng là có độ dày rất mỏng (h<<a,b) và hướng từ hóa dễ nằm ở mặt phẳng của màng. Những màng từ rất mỏng có cấu trúc một domen, còn khi độ dày lớn hơn 10-3-10-2
mm có cấu trúc nhiều domen được cấu tạo từ những miền hẹp, dài và từ hóa theo các hướng ngược nhau.
Người ta đặc biệt quan tâm tới màng đơn tinh
thể của một số ferit có một trục dị hướng từ, tức là vật liệu chỉ có một trục từ hóa dễ. Nếu mặt phẳng của màng mỏng vuông góc với trục từ hóa dễ, thì khi không có từ trường ngoài, màng mỏng có cấu trúc miền ziczắc ngoằn nghèo.
Khi trường ngoài thẳng góc với mặt phẳng màng mỏng, hình dáng cấu trúc miền sẽ thay đổi. Nếu tăng trường ngoài bắt đầu phá vỡ cấu trúc ziczắc, các miền trở thành dạng đốm, sau đó hình thành miền trụ từ bền vững hay bọt từ. Nếu tiếp tục tăng cường độ từ trường thì bán kính trụ từ giảm dần và tới một giá trị H nào đó khi tất cả màng mỏng từ hóa đồng nhất thì miền trụ từ biến mất. Miền trụ từ được điều khiển bằng trường ngoài và tồn tại trong một khoảng H xác định nào đó, dùng để tạo ra những hệ thống logic và bộ nhớ: giá trị (1) tương ứng sự có mặt của nó, còn giá trị (0) nó không tồn tại.
$4.2- VẬT LIỆU TỪ
Vật liệu từ được phân ra làm 2 nhóm chính: nhóm vật liệu từ mềm và nhóm vật liệu từ cứng.
+ Vật liệu từ mềm: có hệ số từ thẩm lớn. Được sử dụng làm lõi thép trong mạch từ của các thiết bị điện từ.
+ Vật liệu từ cứng: có tích số năng lượng từ (B.H)max lớn. Được sử dụng làm nam châm vĩnh cửu.