Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại spa shop pet sông công, thái nguyên (Trang 50 - 51)

Bệnh đường tiêu hóa là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Tháng Chó nội Chó ngoại Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) 12/2020 2 2 100 20 9 45,0 1/2021 8 6 75,0 38 29 76,32 2/2021 12 5 41,67 46 30 65,22 3/2021 13 7 53,85 64 28 43,75 4/2021 18 10 55,56 74 37 50,0 5/2021 11 7 63,64 75 22 29,33 Tổng 64 37 57,81 317 155 48,90

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, phòng khám đã tiếp nhận 64 con chó nội và 317 con chó ngoại đến khám chữa bệnh. Trong đó có 37 con chó nội (57,81% tổng số chó nội) và 155 con chó ngoại (48,90% tổng số chó ngoại) bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa.

Qua theo dõi ở các tháng em thấy, các tháng trong năm chó đều có thể nhiễm bệnh đường tiêu hóa, tuy nhiên chó nhiễm bệnh cao nhất thường vào tháng 12 và tháng 1 vì đây là thời điểm giao mùa, thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thấp, nồm ẩm do vậy chó rất dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa nói chung. Vì vậy ở thời điểm này chủ nuôi chó cần chú trọng hơn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó để phòng tránh chó nhiễm bệnh.

Qua quá trình theo dõi em thấy đại đa số các chó bị mắc bệnh đến khám chữa bệnh đường tiêu hóa đều chưa được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, vì vậy quá trình nuôi dưỡng chủ chó nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho chó để giảm thiểu tình hình nhiễm bệnh trên chó.

Qua tìm hiểu chó đến khám chữa bệnh em thấy, thông thường chó bị bệnh đường tiêu hóa là do thức ăn thừa: bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà) hoặc cho ăn quá nhiều. Ngoài ra cũng có thể do virus gây ra: Carre (Distemper), Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis),… Đối với chó nội sự thích nghi với môi trường sống cao nên sức đề kháng cao, chính vì vậy nên chó nội ít mắc bệnh đường tiêu hóa hơn chó ngoại. Tuy nhiên, chủ nuôi chó nội thường hay chủ quan không tiêm phòng vắc-xin hay tiêm không đủ và chỉ khi chó bị bệnh nặng mới mang đi khám chữa nên tỉ lệ mắc bệnh đường tiêu hoá tại phòng khám của chó nội cao hơn chó ngoại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại spa shop pet sông công, thái nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)