Các thách thức về rác thải tại thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh từ trường học và công sở tại thành phố hội an và đề xuất giải pháp (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4 Các thách thức về rác thải tại thành phố Hội An

3.4.1 Về mặt chính sách

Vấn đề chính cần phải giải quyết hiện nay là việc tái chế và tái sử dụng các loại nhựa sau khi dùng xong thì vứt bỏ như chai nhựa, ống hút, túi nilon, … vào thùng rác.

Việt Nam đã ban hành các chính sách pháp lý như: Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu nêu rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Hay Quyết định 16/2015/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Quyết định chỉ rõ trách nhiệm, quyền lợi của cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng, cơ sở phân phối và đặc biệt là nhà sản xuất trong việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Nhà sản xuất và cơ sở phân phối có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí các biện pháp thu hồi sản phẩm của mình, nhưng hiện nay hầu hết các nhà phân phối chưa có các biện pháp thu hồi và xử lý.

Tại thành phố Hội An, ngày 11/10/2011, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1824/KH-UBND về triển khai thực hiện chương trình “Phân loại rác tại nguồn” tại thành phố Hội An (làm thí điểm ở 4 phường nội thị Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An).

Qua hơn 8 tháng triển khai thực hiện chương trình đã đem lại một số kết quả bước đầu, tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc về nội dung, phương pháp, biện pháp, lực lượng thực thi, phạm vi thực hiện… Để có cơ sở kiểm định, đánh giá, rút kinh nghiệm

34

và nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố, ngày 27/6/2012 UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 1288/KH-UBND chính thức triển khai thực hiện thí điểm phương án thu gom và phân loại rác thải tại nguồn ở 4 phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An. Qua thí điểm thực hiện, bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội và bộ mặt cảnh quan, vệ sinh, môi trường tại 4 phường nội thị theo hướng tích cực, hiệu quả do việc phân loại rác tại nguồn đem lại.

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện thí điểm phương án thu gom, phân loại rác thải tại 4 phường trung tâm, ngày 24/4/2014, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 1061/KH- UBND triển khai mở rộng chương trình “Phân loại rác tại nguồn” trên toàn địa bàn thành phố (trừ xã đảo Tân Hiệp thu gom, xử lý tại chỗ), nhằm hướng đến mục tiêu hướng dẫn, vận động cho tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tiến hành phân loại để thu gom, vận chuyển, xử lý triệt để lượng rác thải phát sinh hàng ngày, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3.4.2 Về mặt nhận thức

Hiện nay, việc phân loại chất thải hầu hết không được thực hiện nghiêm túc, mặc dù thành phố đã đưa ra nhiều quyết định và nghị định về chương trình phân loại rác tại nguồn, điều này gây khó khăn trong việc xử lý rác thải tại các bãi rác và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cụ thể:

- Đối với các cơ hành chính nhà nước mặc dù đã thực hiện được nghị định của thành phố có phân loại rác tại cơ quan làm việc nhưng trong quá trình thải bỏ chất thải còn chưa nghiêm túc trong việc phân loại còn vứt bỏ chung với nhau.

- Đối với các trường học thì thành phố chưa có chính sách cụ thể nào cho học sinh về việc phân loại và xử lý chất thải nên việc rác thải tại trường học còn vứt bỏ lung tung quá nhiều, điều này dẫn đến khó khăn trong việc xử lý rác thải tại các bãi rác và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Đối với các nhà sản xuất, tại thành phố cũng chưa có chính sách cụ thể nào để bắt buộc họ phải chịu trách nhiệm về việc xử lý, thu hồi các sản phẩm do chính nhà sản xuất mình sản xuất ra.

3.4.3 Về mặt quản lý

Vấn đề cần được quan tâm ở đây là phân loại rác tại nguồn

Phân loại: Việc phân loại ảnh hưởng lớn đến việc xử lý của các bãi rác, cơ sở xử lý, các loại chất thải nếu được xử lý cùng nhau dễ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên hiện nay việc phân loại các loại chất thải chưa được thực hiện nghiêm túc, mọi người vẫn chưa hiểu rõ về tác hại của chất thải thải nhựa nên tình trạng vứt các loại chất thải khác nhau vào cùng 1 thùng rác vẫn còn đang tiếp diễn. Nên cần có các giải pháp về phân loại để việc xử lý hiệu quả hơn như: mỗi loại rác thải thì bỏ mỗi thùng rác tương ứng và đặc ở các khu vực khác nhau tránh trường hợp bỏ nhầm lẫn, mở các buổi tập huấn về phân loại rác tại các trường và các cơ quan hành chính, lãnh đạo của từng đơn vị sẽ giám sát chặt chẽ việc phân loại rác của từng đơn vị mình.

35

Tại các trường học để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của học sinh thì tại đây các trường cũng có những căn tin, đối với các trường có những căn tin thì chất thải nhựa chủ yếu phát sinh ra từ đây. Vì vậy cần có các biện pháp để xử lý phù hợp như thu gom các vỏ chai nước để xây dựng các chương trình kế hoạch nhỏ tại trường cho học sinh, tổ chức các cuộc thi tái chế rác thải nhựa tại trường học,… vừa tạo cho học sinh có 1 sân chơi có ý nghĩa truyền thông về giảm thiểu rác thải nhựa và cũng góp phần tạo cảnh quan xanh sạch tại trường học đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh từ trường học và công sở tại thành phố hội an và đề xuất giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)