Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30 - 39)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề

2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở

2.2.4.1. Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống nội ngoại khác nhau. Lợn nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh, song tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu động thực vật ở mỗi vùng khác nhau. Khi gia súc sinh, đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra viêm tử cung (Đỗ Quốc Tuấn, 2005) [23].

- Hậu quả: Theo Lê Văn Năm (1999) [16] viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh và rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục vì quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo ra độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermilosin (độc tố làm tiêu tinh trùng), các loại độc tố làm tiêu tinh trùng, các dạng đại thực bào tích cực gây bất lợi cho tinh trùng. Ngoài ra, nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường bất lợi như thế cũng sẽ bị chết non. Quá trình viêm sinh ra trong quá trình có chửa là do

biến đổi bệnh lý trong cấu trúc của niêm mạc (teo niêm mạc, sẹo niêm mạc, thoái hóa niêm mạc...) dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ giữa bào thai và dạ con nên qua các chỗ tổn thương vi khuẩn cũng như các độc tố mà chúng tiết ra làm cho bào thai phát triển không bình thường.

- Nguyên nhân

Bệnh viêm tử cung ở lợn thường xảy ra sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống, rất ít khi xảy ra ở những lợn nái hậu bị. Bệnh do những nguyên nhân chính sau:

Trong quá trình chửa, lợn nái chửa ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Leptospirosis (lợn nghệ),

Brucellosis (sảy thai truyền nhiễm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác... Làm

cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc khó đẻ, hay sảy thai, thai chết lưu gây viêm tử cung. Trong quá trình đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật thú y, nhau thai bị sót là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ con (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14].

Có thể việc dùng tay móc thai khi lợn đang đẻ có thể rút ngắn thời gian xổ thai của lợn mẹ là nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung ở đàn nái nuôi theo mô hình trang trại hiện nay.

- Triệu chứng

Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong, không có màu đen và mùi hôi thối. Trong trường hợp có viêm thì sản sinh dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu (Nguyễn Thanh Sơn,Nguyễn Quế Côi (2006) [21].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12] bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể:

+ Thể cấp tính: Con vật sốt 41- 42°C trong vài ngày đầu, âm môn sưng tấy đỏ, dịch chảy ra từ âm đạo có màu trắng đục đôi khi có màu máu lờ đờ.

+ Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng tấy đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy màu trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không tiết ra liên tục mà theo từng đợt kéo dài vài ngày đến một tuần. Lợn thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi thụ thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo lan sang thai làm chết thai.

Nguyễn Xuân Bình (1996) [1] cho biết: Sau khi đẻ 1 - 10 ngày nái ăn ít sốt cao 40 - 41°C thường sốt ở buổi chiều 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục trắng mùi hôi tanh, (sốt theo quy luật lên xuống) sáng sốt nhẹ 39 - 39,5°C, chiều sốt cao 40 - 41°C.

- Các thể viêm tử cung:

+ Viêm nội mạc tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở trong lớp niêm mạc tử cung. Đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung.

+ Viêm cơ tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, có nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá hủy tầng giữa. Đây là thể viêm tương đối nặng.

+ Viêm tương mạc tử cung: Là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng, là thể viêm nặng nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [25].

- Chẩn đoán: Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh, ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường, âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hoặc thai chết lưu ở tử cung mùi hôi đặc biệt (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14].

Theo Nguyễn Hữu Ninh (1986) [15] khi kiểm tra qua trực tràng có thể cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày, khi sờ vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích nước

thẩm xuất thì sờ vào thấy có vỗ sóng. - Điều trị:

Để điều trị tốt bệnh viêm tử cung cần phải theo dõi, phát hiện kịp thời và chẩn đoán chính xác.

Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1995) [11] đã điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị như sau:

- Tiêm thuốc điều trị:

Penicillin bột/lọ: dùng 200.000 UI/kg TT dùng liên tục 3 - 4 ngày (lợn bệnh cấp tính), 6 - 8 ngày (lợn bệnh mãn tính).

Kanamycin (streptomycin) bột/lọ: 15 - 20 mg/kg TT dùng phối hợp với penicillin theo thời gian trên.

- Dùng các loại thuốc nâng cao thể trạng: vitamin B1, vitamin C, cafein. - Hộ lý: Giữ sạch sẽ chuồng trại và bãi chăn thả trong quá trình điều trị. Dùng PGF2α hoặc các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2 ml (25 mg/tiêm một lần), lugol 200 ml (neomycin 12 mg/kg TT) thụt tử cung, ampicillin 3-5g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch tai, ngày một lần. Liệu trình điều trị 3 - 5 ngày nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [25].

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [14] dùng oxytocin 20 - 40 UI/nái/ngày để dạ con co bóp, tống thai, các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng han-Iodine 5%. Dùng kháng sinh liên tục trong 3 - 5 ngày:

Gennofcoli: 1-1,5 ml/10 kg TT Gentamycin 4%: 1 ml/6 kg TT Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT

Dùng thuốc bổ, trợ lực kết hợp với các kháng sinh: vitamin A.D.E, multivit-forte, bcomplex...

2.2.4.2. Bệnh viêm vú

Viêm vú là quá trình viêm xảy ra trong mô của vú. Bệnh có thể xảy ra ở trong một hoặc nhiều vú ở dạng viêm tiết dịch cata và viêm mủ.

- Nguyên nhân:

Các bệnh viêm vú ở lợn nái thường phát sinh nhiều nhất khi không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh trong việc nuôi lợn chửa và cho con bú. Đặc biệt là mùa hè thường có những điều kiện thuận lợi để tích lũy các vi khuẩn gây bệnh trong cơ sở chăn nuôi.

Theo White (2013) [33] nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [27] thì bệnh thường xảy ra khi lợn nái được nuôi dưỡng quá mức hoặc khi đẻ vú quá căng, bệnh dễ phát sinh khi ngăn chuồng đẻ không được sát trùng. Tác nhân gây bệnh thường là E.coli, Aerobacter serogenes, thường là nhiễm do thiếu vệ sinh khi đẻ.

Do lợn mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung, vú và bầu vú... tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Lợn mẹ tiết nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng lợn con không bú hết làm cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lợn mẹ đẻ ít con nên có nhiều vú bị thừa hoặc lợn mẹ chỉ cho con bú một bên... Những vú không được lợn con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú.

Ngoài những nguyên nhân trên thì Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] còn bổ sung thêm nguyên nhân gây bệnh, đó là do lợn con mới đẻ có răng nanh không bấm nên bú làm sây sát vú mẹ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng làm ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

- Cơ chế sinh bệnh: Trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường, khu vực chăn nuôi kém, vi khuẩn có thể xâm nhập qua ống dẫn sữa ở đầu vú hoặc theo đường máu từ các vết trầy, vết thương bị nhiễm trùng khác trên cơ thể để gây bệnh. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết làm sữa ứ đọng trong bầu vú là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

- Triệu chứng:

Viêm vú ở lợn nái thường xảy ra ở những ngày đầu tiên sau khi đẻ, cũng có thể xảy ra ở thời kỳ mang thai và sau khi tách con. Bệnh có thể xảy ra ở dạng cấp tính, mãn tính và cận mãn tính. Bầu vú bị viêm sưng, sung huyết, khi sờ thấy nóng và đau. Sữa của bầu vú viêm loãng, đôi khi có màu hồng hoặc có cục casein như bã đậu. Nái ốm ăn ít, yếu, nhiệt độ tăng.

+ Viêm tiết dịch đặc trưng quá trình viêm ở mô liên kết của tuyến vú, sữa thay đổi. Khi bị viêm tiết dịch cata, quá trình viêm lan đến niêm mạc khoang vú, đường tiết sữa và dẫn sữa. Trong trường hợp này sữa loãng chứa nhiều cục casein. Viêm mủ đặc trưng chảy mủ khi vắt sữa, gốc vú viêm cứng hoặc có nhiều hạch di động khi sờ.

+ Khi bị viêm dạng cấp tính, vú bị viêm một bầu hoặc vài bầu vú bị viêm sờ thấy cứng, đau, sưng, thành phần sữa thay đổi. Tình trạng này kéo dài khoảng 4 ngày. Lợn con chết khoảng 30 - 100% do thiếu sữa và bú sữa nhiễm trùng gây tiêu chảy. Dạng viêm vú kéo dài 7 - 21 ngày sau khi đẻ, triệu chứng giống như viêm cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Khi bị viêm mãn tính trong vú sẽ phát triển tăng sinh các mô liên kết, thông thường những chỗ này về sau sẽ phát triển thành các ổ áp xe (Lê Văn Năm, 1999) [16].

- Theo White (2013) [33] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5oC. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn

nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy.

Theo Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] thì sau khi đẻ 1 - 2 ngày thấy vú sưng đỏ, lợn mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa, đầu vú sưng nóng, sờ lợn có biểu hiện đau, không cho con bú, đàn con thiếu sữa gầy yếu nhanh chóng và kêu rít nhiều. Sốt cao 40 - 42°C, sữa vú viêm chứa mủ màu xanh, lợn cợn, lắc có vẩn đục, để ra gió có mùi hôi. Nếu không điều trị kịp thời vú sẽ cứng gây viêm kinh niên không cho sữa. Khi viêm, ban đầu chỉ một vú viêm, không chữa trị sẽ lây lan sang vú khác.

Sau khi đẻ 2 ngày xuất hiện những vú sưng thường thấy đối xứng giữa hai hàng vú, sờ có cảm giác nóng, ấn vào nái có phản ứng đau. Nếu viêm nặng thì nái bỏ ăn, không cho con bú, sốt 40,5 - 42°C, vắt ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh, nếu điều trị không kịp thời nái sẽ bị mất sữa và sơ hóa nang tuyến mất khả năng tạo sữa.

- Chẩn đoán:

Dựa trên triệu chứng lâm sàng như lợn nái cho con bú rồi nằm úp vú, lợn con không no đòi bú thêm chạy lộn xộn, kêu la đòi bú. Lợn con gầy, da lông không mượt, chậm lớn, có con ốm, ỉa chảy... Quan sát bầu vú sưng hồng, sờ thấy nóng hơi cứng, khi vắt thường không thấy sữa, chỉ thấy những dịch hay những giọt sữa đặc như bã đậu. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp thử Bromua (để xác định pH), phương pháp tìm bạch cầu và phương pháp phân lập vi khuẩn.

- Điều trị:

Trong nhiều trường hợp viêm vú do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị cần phải tiến hành kết hợp giữa kháng sinh và phong bế giảm đau.

Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] điều trị viêm vú bằng cách: Rửa và chườm nước đá vào đầu vú để viêm giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa vú viêm 4 - 5 lần để tránh lây lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20 - 30 g/con. Vú viêm chưa có mủ chỉ trị 2 - 3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn hết bệnh và cho sữa bình thường. Nếu 2 - 3 ngày không khỏi phải dùng:

Penicillin: 10.000 UI/kg TT Streptomycin: 10 mg/kg TT

Mỗi ngày tiêm một lần tiêm quanh vú bị viêm cho tới khi hết. Tiêm dung dịch tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa viêm.

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [6] có thể điều trị viêm vú bằng cách kết hợp điều trị toàn thân và điều trị cục bộ:

+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc Septotryl (hoặc sulphamid) 1 ml/10 - 15 kg TT ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày hoặc benzyl penicillin (hoặc ampicillin) 2 - 3 triệu UI/nái 120 kg TT tiêm bắp 2 lần, tiêm đến khi khỏi bệnh, nên tiêm kèm với vitamin C 1000 g/nái.

+ Điều trị tại vú viêm: Dùng ống hút để hút sữa chứa viêm mủ, máu, hút lúc lợn mẹ cho con bú lúc đó mới có sữa. Tiêm kháng sinh vào vú 100.000 UI Penicillin cho 1 vú, vị trí tiêm giữa hai gốc vú hoặc tiêm tại vú với kim thật nhỏ, không bơm mạnh mà vừa se vừa ấn sâu khoảng 1cm bơm thuốc là được.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002) [18] thì việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA như là thực hiện tốt việc sát trùng nái sinh sản, chọn thuốc sát trùng phổ rộng, pha thuốc đúng với khuyến cáo, để trống chuồng 3 ngày trước khi cho nái vào sinh. Vệ sinh thân thể nái như tắm xịt toàn thân, nhất là vùng thân sau và bốn móng trước khi cho vào chuồng sinh, sử dụng bao tay đã sát trùng khi can thiệp đẻ khó, sử dụng đúng mức dụng cụ thụt rửa tử cung, tiêm oxytocin 10 UI/nái thụt rửa tử cung 1 lần/ngày

trong 3 ngày liên tục. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng MMA giảm rõ rệt (ở lô thí nghiệm là 16,6%; ở lô đối chứng là 33,3%).

Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] cho biết: Trước khi lợn đẻ tắm lau sạch cho lợn nái, đẻ xong rửa sạch bằng nước ấm hai chân sau, hai hàng vú và những nơi bẩn, bấm nanh cho lợn con, cố định đầu vú và trực cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Giảm bớt chất lượng đạm và số lượng khẩu phần thức ăn trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ba ngày.

2.2.4.2. Hiện tượng đẻ khó

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [28] cho biết: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.

Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, can

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30 - 39)