Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63 - 66)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢ0 LUẬN

4.5. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại chúng em tiến hành điều trị một số bệnh cho đàn của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn con điều trị (con) Số lợn con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

Hội chứng tiêu chảy 256 245 95,07

Hội chứng hô hấp 236 215 91,10

Kết quả bảng 4.10 cho thấy số con được điều trị khỏi của lợn con mắc hội chứng tiêu chảy cao hơn so với hội chứng hô hấp. Trong 236 sốcon bị mắc hội chứng hô hấp thì có215 con khỏi, đạt 91,10 %, còn hội chứng tiêu chảy có 256 con khỏi trong tổng số 243 con điều trị đạt 91,10%.

Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá) đặc biệt những ngày mùa đông nhiệt độ thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Đối với lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chúng em sử dụng thuốc nova-gentylo (1ml/10kg TT) hoặc NOR 100 (1ml/10-15kg TT). Còn với lợn con mắc hội chứng hô hấp chúng em sửa dụng EXF0 (1ml/10kg TT) kết hợp Bromhexine (1ml/10kg TT) giúp hỗ trợ hô hấp, điều trị trong 3 - 5 ngày.

Qua đó có thể thấy tỷ lệ khỏi bệnh khá cao là do ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chúng em còn kết hợp với khâu nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn con đồng thời tăng cường công tác vệ sinh thú y.

4.5. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con tại cơ sở

Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã thực hiện các thao tác thủ thuật trên đàn lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con

STT Tên công việc

Số con (con) Số lượng được thực hiện (con) An toàn (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ lợn đẻ 447 447 477 100

2 Mài nanh, cắt đuôi 447 447 477 100

3 Tiêm chế phẩm Fe-B12

phòng bệnh thiếu máu 447 447 447 100

4 Cho uống hazuril phòng

cầu trùng 447 447 447 100

5 Thiến lợn đực 158 158 158 100 Qua bảng 4.11 ta thấy tỷ lệ thực hiện các công việc như đỡ đẻ, mài nanh, bấm đuôi, bấm tai, tiêm chế phẩm Fe - B12 phòng bệnh thiếu máu, phòng cầu trùng (cho uống), đạt 100%. Do lợn con sau khi đẻ phải được mài nanh, bấm tai, cắt đuôi luôn để tránh tình trạng cắn nhau, cắn vú mẹ và làm sớm sẽ giúp vết thương mau lành, ít chảy máu. Thiến lợn đực đạt tỷ lệ an toàn 100% do trong quá trình thao tác nhanh, chính xác, đảm bảo vệ sinh sát trùng cho heo con.

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề và các kỹ thuật trên lợn con đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)