Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại ngô xuân được, xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

3.4.2.1.Phương pháp điều tra tình hình chăn nuôi tại trại

Thu thập thông tin của trại qua sổ sách hàng năm và theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.2.Phương pháp thực hiện quy trình chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh

Nghiên cứu, nắm vững quy trình chăn nuôi của trại và thực hiện theo quy trình

Nghiên cứu, nắm vững quy trình vệ sinh, phòng bệnh của trại và thực hiện theo quy trình

3.4.2.3.Phương pháp xác định lợn ốm và điều trị

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện lợn ốm - Cùng cán bộ kỹ thuật của trại chẩn đoán và điều trị

- Điều trị các bệnh của lợn theo phác đồ của trại có sự tham khảo thêm các tài liệu khác

- Ghi chép số liệu và tính toán các chỉ tiêu theo dõi

llll lll llll lll lll l

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 trên máy vi tính.

+ Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Số con mắc bệnh

x100 Số con theo dõi

+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

Số con khỏi bệnh

x100 Số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm (2018 - 2020)

Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại em đã được tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của trại cũng như số lượng lợn đã được chăm sóc nuôi dưỡng tại trại. Sau đây là bảng số liệu về tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua ba năm từ khi trại được thành lập:

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm (2018-2020)

STT Năm

Số lợn thịt nuôi tại trại

(con) Tổng khối lượng xuất chuồng (kg) Khối lượng trung bình (kg) 1 2018 607 67267 110,8 2 2019 602 71375 118,5 3 2020 609 72472 119 4 6 tháng 2021 301 36120 120

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, số lợn nhập vào trại nuôi duy trì số lượng khá ổn định qua các năm. Tổng khối lượng lợn xuất chuồng và khối lượng trung bình/ con lúc xuất chuồng cũng tăng dần lên chứng tỏ công tác chăn nuôi của trại cũng được cải thiện qua từng năm theo hướng tích cực. Cụ thể năm 2018 trung bình khối lượng của mỗi con lợn xuất ra là 110,8 kg, năm 2019 là 118,5 kg, năm 2020 là 119 kg và 6 tháng đầu năm 2021 là 120 kg

Từ kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định, để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn để để đạt được mục tiêu đề ra.

4.2. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt

4.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt của trại

4.2.1.1. Quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “Cùng vào - cùng ra”. Chuồng trại sẽ được để trống ít nhất 7 - 10 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Hệ thống này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này sang lô khác.

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, ấm về mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2 độ để đảm bảo cho phân và nước tiểu thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa Hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa Đông và thoáng mát về mùa Hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa Đông của trại là treo hệ thống đèn điện hồng ngoại để sưởi ấm. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt để đề phòng viêm phổi.

Công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước (trại dùng vòi nước uống tự động nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu, hay không có nước). Phải kiểm tra hàng ngày, tránh bị kẹt hoặc

bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước đẩy phân ở máng, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn.

4.2.1.2. Thức ăn và nuôi dưỡng lợn

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn hỗn hợp A20, A26, A27, do chủ trại mua tại công ty TNHH Thức Ăn Gia Súc Lái Thiêu cung cấp phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi gia đoạn phát triển của lợn.

Bảng 4.2. Thức ăn cho lợn trong các giai đoạn

Loại thức ăn Số con cho ăn (con)

Khối lượng lợn (kg)

A20 305 Sau cai sữa – 25

A26 303 25 – 75

A27 301 75 - xuất bán

Số liệu bảng 4.2 cho thấy, tại trại lợn Ngô Xuân Được lợn con mới nhập từ cai sữa đến 25kg được cho ăn thức ăn A20. Thức ăn này có giá trị dinh dưỡng 19% protein, 3200 kacl. Lợn từ 25 - 75 ngày tuổi ăn thức ăn A26. Thức ăn này có giá trị dinh dưỡng là 18,5% protein, 3200 kcal. Lợn từ 75 - xuất bán ăn thức ăn A27. Thức ăn này có giá trị dinh dưỡng là 18% protein, 3200 kcal.

4.2.1.3. Công việc cụ thể em làm hàng ngày

- Buổi sáng:

+ Trước khi vào chuồng sát trùng, thay quần áo, kiểm tra các bể nước. + Khi vào chuồng kiểm tra các máng ăn, nếu thức ăn ở các máng không ăn hết thì san cám cho các máng khác trong chuồng để cho lợn ăn hết lượng thức ăn bữa trước.

+ Kiểm tra hệ thống quạt gió và hệ thống nước uống trong chuồng. + Kiểm tra tình hình lợn trong chuồng

+ Dọn phân, tháo cống thoát nước và quét chuồng. + Thay nước sạch cho lợn.

+ Chở cám vào chuồng theo khẩu phần ăn của lợn. + Cho lợn ăn theo khẩu phần.

+ Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp là 28°C. + Pha điện giải vào bình nhỏ giọt (2 lần/tuần)

+ Điều trị bệnh cho lợn như: viêm phổi, hội chứng tiêu chảy, ho, viêm khớp, lọc tách lợn (tách lọc những con lợn bé xuống ô chuồng bên trên nhằm mục đích bồi bổ và cho ăn riêng loại cám chất lượng tốt hơn để tăng sự đồng đều, tách những con lợn to khỏe về giữa chuồng, tách riêng lợn bệnh xuống 2 ô bệnh ở cuối chuồng để tiện điều trị).

+ Rắc vôi và quét dọn đường hành lang.

- Buổi chiều:

+ Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng. + Kiểm tra lợn trong chuồng. + Dọn phân và quét chuồng . + Cho lợn ăn theo khẩu phần.

+ Tiếp tục điều trị heo bệnh phát sinh. + Đổi quạt, chỉnh quạt gió

4.2.2. Kết quả thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Sau đây là bảng kết quả số lượng lợn em đã được chăm sóc nuôi dưỡng:

Bảng 4.3. Số lượng chăm sóc nuôi dưỡng qua các tháng thực tập Tháng Tổng số lợn Lợn đực Lợn cái Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 12 305 144 47,2 161 52,8 1 304 144 47,3 160 52,7 2 304 144 47,3 160 52,7 3 303 143 47,2 160 52,8 4 302 143 47,35 159 52,65 5 301 143 47,5 158 52,5

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được nuôi trực tiếp từ lúc lợn 4 tuần tuổi đến xuất chuồng được 305 lợn thịt, trong đó có 144 lợn đực chết 1 và 161 lợn cái chết 3; tỷ lệ nuôi sống của lợn đực là 99,3%, của lợn cái là 98,1%, tính chung là 98,7%.

Khối lượng xuất chuồng của lợn được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Khối lượng lợn xuất chuồng

Loại lợn Số con Tổng KL (kg) KL TB/ con (kg) Lợn đực 143 17530 122,4 Lợn cái 158 18590 117,6 Tính chung 301 36120 120

Kết quả bảng 4.4 cho thấy 6 tháng đầu năm 2121 tổng khối lượng xuất chuồng và khối lượng trung bình/ con lúc xuất chuồng tăng dần lên. Khối lượng xuất chuồng trung bình/ con 6 tháng đầu năm 2021 cao hơn năm 2020 cho thấy quy trình chăn nuôi ngày càng được cải thiện, thực hiện đúng kế hoạch vệ sinh chăn nuôi trại đề ra lợn ít bị bệnh phát triển tốt

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn 310 con từ khi nhập chuồng cho tới khi xuất bán tổng khối lượng thức ăn được trực tiếp vận chuyển vào chuồng cho đàn lợn ăn là 83075 kg.

4.3. Thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại

4.3.1. Quy trìnhvệ sinh phòng bệnh của trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Kế hoạch vệ sinh chuồng trại được diễn ra định kì hàng ngày trong một tuần: quét mạng nhện xung quanh truồng nuôi, quét vôi hành lang trong chuồng, quét vệ sinh hành lang trong ngoài chuồng nuôi, rắc vôi,lau kính,phun thuốc sát trùng, thay nước sát trùng ở trước cửa chuồng nuôi

Bảng 4.5. Kế hoạch vệ sinh chuồng trại

Công việc Lần/tuần

Quét mạng nhện xung quanh chuồng 1 Quét vôi hành lang trong chuồng 1

Quét vệ sinh lành lang 1

Rắc vôi 2

Lau kính 1

Phun thuốc sát trùng 5

Thay nước sát trùng trước cửa chuồng 2

4.3.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế và ngăn

ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ được tiêu độc bằng các thuốc sát trùng là: benkocid sát trùng chuồng trại pha với tỷ lệ 1/300, iodine sát trùng xe và tắm sát trùng tỉ lệ 1/500. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Lần/tuần Số tuần Kết quả (lần)

Phun sát trùng 5 26 130

Rắc vôi 2 26 52

Quét mạng nhện, hành lang trong

chuồng lợn 1 26 26

Thay nước sát trùng trước cửa

chuồng 2 26 52

Quét vôi hành lang trong chuồng 1 26 26

4.4. Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

4.4.1. Quy trình tiêm phòng của trại

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa

bệnh”, do đó công tác phòng bệnh, đặc biệt phòng bệnh bằng tiêm vắc xin

cho đàn lợn, luôn được quan tâm hàng đầu

Bảng 4.7. Quy trìnhtiêm phòng Vắc xin của trại

STT Tuần

tuổi Loại vắc xin

Cách

dùng Phòng bệnh

1 4 PRRS Tiêm bắp Tai xanh

2 4 MYCOPLASMA Tiêm bắp Suyễn

3 5 PEST VAC Tiêm bắp Dịch tả (lần1)

4 5 PRO VAC Tiêm bắp Circovirus

5 7 FMD Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần1) 6 9 PEST VAC Tiêm bắp Dịch tả (lần2)

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Từ lịch tiêm phòng trên chúng em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng loại lợn.

4.4.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

STT

Thời gian

(tuần tuổi) Loại vắc xin

Số lợn theo dõi (con) Số lợn tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%) 1 4 Tai xanh và Mycoplasma 305 305 100 2 5 Dịch tả và Circovirus 305 305 100

3 7 Lở mồm long móng 304 304 100

4 9 Dịch tả 2 304 304 100

5 11 Lở mồm long móng 2 303 303 100 Số liệu bảng 4.8. cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm các loại vắc xin như tai xanh, dịch tả và lở mồm long móng.

Trong quá trình tiêm có 1 số trường hợp lợn bị sốc vắc xin, lợn thường có biểu hiện tím tái người hay co giật, nếu nặng có thể chết ngay. Trong trường hợp lợn bị sốc nhẹ hoặc lợn nhỏ thì bế lợn lên dùng đá lạnh trườm lên đầu lợn nhằm tránh máu dồn lên não và đông cứng, sau đó đặt lợn xuống máng nước dội nước lên người. Nếu bị nặng thì dùng thuốc cafein kết hợp với vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền, kết hợp cho uống chất điện giải gluco-k-c và b-complex ade.

Qua việc tiêm phòng cho vật nuôi em cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như tự tin hơn, vững tay nghề hơn.

4.5. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn

4.5.1. Phát hiện lợn ốm

Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.

- Lợn khỏe:

Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không vàng không đỏ tía.

Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.

Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

Đuôi quăn lên, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ nhẹ lên lưng. Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm

Trạng thái chung: lợn mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.

Lợn bị đau chân, sưng ở khớp là bị bệnh viêm khớp.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại ngô xuân được, xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)