Trong 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái mà em trực tiếp chăm sóc theo dõi trong giai đoạn từ 100 - 114 ngày chửa, được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại qua 6 tháng thực tập
Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy số nái đẻ, nuôi con và số lợn con em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 192 lợn nái, 2039 lợn con sinh ra.
41
Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày em đã học và hiểu hơn nữa về việc giữ chuồng thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, ý nghĩa của việc cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định.
- Cách cho ăn: ăn đúng theo lượng thức ăn trên bảng thức ăn.
- Loại thức ăn sử dụng thức ăn hỗn hợp 3060.
- Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn…
- Ngoài ra, em còn học được cách chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý những công việc sau:
+ Lợn con sau khi đẻ bấm tai cho những đàn giống theo quy cách riêng của trại
+ Lợn con sau 1 đến 3 ngày tuổi tiến hành bấm đuôi, mài nanh, uống amox phòng tiêu chảy, tiêm sắt.
+ Lợn con 3 ngày tuổi cho uống phòng cầu trùng, sát trùng lại rốn.
+ Lợn sau 5 đến 7 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, sát trùng vị trí thiến và tiêm kháng sinh amox, lắp máng tập ăn. Cho ăn bằng thức ăn tập ăn 3800 của công ty De Hues, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 3800 nhằm để lợn con thích nghi, kích thích tính thèm ăn. Mỗi ngày phải loại bỏ thức ăn dư thừa 2 lần/ngày, tránh hiện tượng nấm mốc gây tiêu chảy cho lợn con.
+ Lợn con được 7 ngày tuổi bắt đầu tiêm vắc xin suyễn lần 1 vàu sau 1 tuần tiêm vắc xin circo và sau 1 tuần tiêm nhắc lại suyễn lần 2.
+ Lợn con được 21 - 26 ngày tiến hành cai sữa cho lợn.
+ Lợn con được cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ 4 - 6
ngày tuổi nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con.
Hằng ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của đàn lợn để xử lý nhanh nhất tránh những thiệt hại về số lượng con.
4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con tại trại qua 6 tháng thực tập
* Đỡ đẻ lợn con : Thực hiện đỡ 192 con
- Kĩ thuật đỡ đẻ: sau khi đưa lợn con ra ngoài cơ thể lợn mẹ đẻ, một tay cầm chắc lợn chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch nhớt ở miệng, lỗ mũi và toàn thân cho lợn để kích thích hô hấp. Sau đó rắc bột lăn lên toàn bộ cơ thể đẻ lợn nhanh khô, giữ ấm cho cơ thể lợn con rồi cho lợn vào lồng úm.
+ Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod rồi cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC.
+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
* Thao tác mài nanh, cắt đuôi: Thao tác làm 2039 con
-Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm tai, cắt đuôi,
* Thiến lợn đực: Thực hiện làm 896 con
- Đối với lợn đực mục đích nuôi thịt về sau cần tiến hành thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào
43
ngày thứ 5 -7 ngày sau khi sinh. Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.