lợn con được tiêm sắt để phòng thiếu sắt 2039 con tỷ lệ an toàn đạt 100%, 3 ngày sau khi đẻ được cho uống phòng bệnh cầu trùng 2039 con tỷ lệ an toàn đạt 98,77%. Tiêm vắc xin là 1 trong những cách để giảm khả năng mắc bệnh của lợn con, tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn, hội chứng còi cọc cho 2039 con tỷ lệ an toàn đạt 100% .
4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn contại trại tại trại
4.5.1. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. Bằng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của kĩ thuật và quản lý trại hàng ngày em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn rồi tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại sau:
* Bệnh viêm tử cung
Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).
- Triệu chứng:
+ Sốt nhẹ (40 - 41oC), giảm ăn hay bỏ ăn.
+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, lúc đầu màu trắng loãng đục hoặc phớt vàng.
- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm tử cung.
- Điều trị:
+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.
+ Analgin: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày. Điều trị 3 ngày liên tục.
* Bệnh viêm vú
- Triệu chứng:
+ Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
+ Lợn nái giảm ăn hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5°C - 42°C.
+ Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng.
- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm vú
- Điều trị:
+ Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh
để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn sữa ở vú viêm 4 - 5 lần, tránh lây lan sang vú khác.
+ Điều trị toàn thân: Tiêm Dufamox: 1 ml/10 kg TT Tiêm Analgin: 1 ml/10 kg TT Tiêm Oxytoxin: 2 ml/con Liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Bệnh bại liệt
- Triệu chứng:
+ Xuất hiện sau đẻ 2 - 3 ngày, lúc đầu con vật đi lại khó, đi không vững, hay nằm, hai chân sau yếu hơn và mỗi lần đứng lên đều ghì vào thành.
- Điều trị:
+ Hằng ngày trở mình cho con vật tránh bầm huyết, hoại tử da tránh kế phát tới viêm phổi và chướng bụng đầy hơi.
+ Tách con con ra trước mới điều trị và dùng phác đồ như sau Calcium - F: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.
Vitamin ADE: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày. Strychnin: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày. Vitamin B1 2,5%: 1 ml/20kgP, 1 lần/ngày. Điều trị liên tục từ 3 - 5 ngày.
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kĩ sư của trại. Các bệnh hay xảy ra ở đàn nái sinh sản tại trại được trình bày ở bảng 4.6 như sau:
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại
Tên bệnh
Viêm tử cung Viêm vú
Bại liệt sau sinh
Kết quả bảng 4.6 cho biết, trong 192 con lợn nái theo dõi có 7 con mắc bệnh viêm tử cung, 2 con mắc bệnh viêm vú và 4 con mắc bệnh bại liệt sau sinh. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 3,64%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt
50
khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kĩ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 1,04% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 1,30%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 1,04%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương… Tỷ lệ lợn nái bị bại liệt sau sinh là 2,08% do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất khoáng như: canxi, photpho…