của Hiến bịa ra, hay có từ trước với một ý nghĩa nào khác.
Ảnh hưởng chắc không phải chỉ xuyên qua Nguyễn Nhạc mà thôi. Một ông đồ
nơi làng quê là cái đích ngưỡng mộ của dân chúng. Đàng này lại là một ông quan ở
Kinh về. Chính kiến của ông chắc ăn sâu vào tâm trí mọi người một cách đáng kể. Ông đã đem vào đầu óc mọi người một lý tưởng. Chính trong lúc những người trong triều Chúa hoang mang, phân tán, hoang mang đến thành phản bội như sẽ thấy thì
244
đám bần cùng nổi loạn tưởng đã tìm được một ý nghĩa cao cả cho hành động của họ. “Họ tuyên bố trong các làng mạc rằng họ không phải là những tên trộm cướp, nhưng họ gây chiến tranh là để tuân mệnh Trời và tuân lệnh Đức Thượng sư”1. Họ nói và làm, nên đã được dân chúng gọi là “những tên trộm cướp nhân đức”. Tất nhiên không tránh được những hành vi vô kỷ luật riêng rẽ. Nhưng trong phần lớn, đội quân Tây Sơn từng chứng tỏ một tinh thần chịu đựng kỷ luật rất cao được nâng đỡ bằng một lý tưởng và họđã giữđược tinh thần này trong gần suốt thời gian theo chân anh em Nguyễn Nhạc.
Trong ý nghĩ của Giáo Hiến, chắc ông cũng chỉ mong Nguyễn Nhạc trừ được Trương Phúc Loan để trả hận cho bạn và mong Nhạc trở thành bề tôi lương đống của Triều đình. Đi theo đường lối này có Châu Văn Tiếp đóng ở núi Chà Rang (Phú Yên). Nhưng quyền hành động vào một tay cơ trí có tham vọng như Nguyễn Nhạc thì sự việc đâu có xảy ra như Giáo Hiến toan liệu được. Không phải là một sự phản bội, nhưng chính là vì Nguyễn Nhạc đã không xuất thân như Giáo Hiến, ở vào hoàn cảnh như ông.
Tuy nhiên trong buổi đầu, Nhạc không quên dùng chiêu bài tôn phù Hoàng tôn Dương, khen ông này “nhân hậu thông minh”2. Ý nghĩa tôn phù đến với Nhạc chỉ
còn là một phương tiện không hơn, không kém. Tung chiêu bài tôn phù, ông đã làm một công đôi việc. Một mặt nó sẽ làm cho công cuộc chiến đấu của ông có chính nghĩa buổi đầu để cho cuộc thay đổi khỏi đột ngột, lôi người theo dưới cờ của mình càng nhiều càng hay: Châu Văn Tiếp đã liên kết với ông suốt mấy năm trời, cùng theo quân đi Quảng Nam rước Hoàng tôn về Quy Nhơn3. Như thế hàng ngũ đối phương yếu đi. Lợi thế khác lại về ông: triều Chúa một khi còn giữ Hoàng tôn trong phe họ thì cứ còn nghi ngờ mà không có cớ trừ bỏ rồi cứ lục đục mãi.
Triều Chúa thật ở vào thế suy yếu nhất trong khi Tây Sơn càng ngày càng lớn mạnh.
Tháng giêng năm Nhâm Thìn (1772), Vua sai Chưởng cơ Tôn Thất Văn đi tuyển xét ở Quy Nhơn4. Báo cáo về việc Tây Sơn lập 6 đồn trên vùng Thượng đạo từ năm trước (1771)5 có đến tai Triều đình rồi không? Tự ông quan kiểm tra này đã có thấy ở đây những dấu hiệu gì tỏ rõ một cuộc nổi loạn sẽ khuynh đảo được dòng họ ông hay không?
Tình hình nghiêm trọng hơn khi vào đầu tháng 4-1773, Tây Sơn đã kéo nhau từng toán xuống các chợ ngay lúc ban ngày, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đe dọa đốt nhà cửa để bắt người tuân theo. Họ họp từng nhóm khoảng 300 người, riêng vùng Dou hau (Đồng Hươu, Đồng Hào?) có đến 600 người và họ quấy nhiễu suốt 7 tháng ròng ở Phú Yên, Quy Nhơn. Tổ chức của họ cứ theo thắng lợi mà trở thành lớn lao, có quy củ hơn. Lúc đầu họ võ trang giáo mác, cung tên và cả súng tay nữa. Họđi bộ, nhưng sau đó, khoảng tháng 8, họđi ngựa, cáng và võng. Để bày tỏ vị trí phương nam và tính cách bạo động của quân khởi nghĩa, họ mang mỗi đội một lá cờ đỏ dài
độ 9 aunes (khoảng 1m)6. Thanh thế lớn lên, Nguyễn Nhạc dời quân xuống Kiên Thành tự xưng làm đệ nhất trại chủ coi 2 huyện Phù Ly và Bồng Sơn, cho Nguyễn Thung làm đệ nhị trại chủ coi Tuy Viễn, Huyền Khê làm đệ tam trại chủ coi quân lương7. Có thể là đạo quân của Châu Văn Tiếp và quân Nữ chúa Thị Hoả đã chia nhau khống chế Phú Yên. Quân thế thực phức tạp mà cũng thực nguy hiểm.
245
Triều Chúa còn thờ ơ với biến cố quan trọng nơi tỉnh nhỏ này thì quan Tuần vũ
Nguyễn Khắc Tuyên làm gì mà chống cự lại được? Khoảng trung tuần tháng 9-1773, vào một buổi sáng sớm, có 2 đội quân với nội công đến vây biệt thự quan Trấn thủ, chiếm thành trì khiến ông phải bỏ lại ấn tín, vợ con, mặc quần áo sơ sài chạy ra Tân Quan. Lời thuật của Jumilla chứng tỏ phản ứng về phe Chúa ở địa phương hầu như
không có. Về việc đánh phủ Quy Nhơn8, tuy ta không nhận thuyết Nguyễn Nhạc chui vào cũi giả bị bắt vì địa vị chủ tướng không cho phép chính ông làm như vậy, nhưng ta không thể bài bác hẳn câu chuyện9. Có thể đó là một mưu để làm kế nội công, ngoại kích và kẻ ngồi trong cũi tuy không là Nhạc vẫn có thể xưng là Nhạc đểđược lọt vào vòng thành gần dinh Trấn thủ hơn. Dân bạo động vẫn có nhiều kế hoạch liều lĩnh ta không thể ngờ được.
Chiếm được hai kho lương ở Càn Dương và Nước Ngọt xong, đến tháng 10- 1773, họ ra Quảng Ngãi thắng thêm một trận. Nhưng lần này họ gặp phản ứng của triều Chúa. “Chúa sai các Phò mã Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu Sách, Cai đội Phan Tấn, Nguyễn Vệ, Tổng nhung Tống Sùng, Tán lý Đỗ Văn Hoảng đánh chẳng lại. Sùng, Hoảng phải chết trận”10. Linh mục Jumilla cho biết rõ chi tiết hơn. Quân hai bên gặp nhau ở Bến Đá sau lễ Các thánh (1-11). “Bọn phản loạn có 3 đạo quân, hai bên là cánh quân Trung Hoa và người Thượng, giữa là người Việt... Buổi chiều ngày thứ ba, quân Trung Hoa ở cánh phải giết được viên quan dũng mãnh nhất của binh triều là Ou doi be”11. Họ toàn thắng và tiến vào Quảng Ngãi. Linh mục còn cho biết có một đạo thuỷ binh của quân triều đi đường bể bị bão đắm, chỉ còn thoát có một thuyền do một quan Công giáo điều khiển.
Trận thất bại này gây ra một sự rối loạn ở triều Chúa. Các quan đổ tội lẫn cho nhau thông đồng với Tây Sơn. Cuối cùng, Trương Phúc Loan thắng thế và Chưởng cơ Tôn Thất Văn phải dìm nước chết ở biển Tam Giang12.
Hạ tuần tháng 12-1773 quân hai bên gặp nhau ở Bến Ván, “gần Tiên Đoả”13.
Đội quân hùng mạnh của Chúa từ Hội An14 gồm độ 5.000 người và cầm đầu là một viên quan dũng mãnh nhất trong tỉnh. Có thểđó là Nguyễn Cửu Dật mà Thực lục tiền biênthường ghi nhận chiến công. Jumilla đã kể một cách tỉ mỉ với ngày tháng xác thực trận đánh này. Hai bên giáp trận ngày 22-12. Binh triều qua 2 ngày chiếm hai luỹ. Cánh quân Thượng của Tây Sơn ghi một thắng lợi nhỏ, đuổi viên tướng triều chạy cùng với voi trận nhưng họ không tiến được hơn. Quân Tây Sơn cố thủ trong chiến luỹ độc nhất vững nhất còn lại. Mười tám viên tướng Tây Sơn và quân họ
chống với 3 cánh quán triều 3 mặt: dọc theo chân núi, dọc theo quan lộ và từ các thuyền chiến dưới biển bắn lên. Thuỷ quân bắn chết được một viên tướng dũng mãnh của Tây Sơn với 2 tên quân. Sáng 27 quân triều toàn thắng tiến vào luỹ với một lính chết và hai bị thương.
Lời thuật chuyện cho ta thấy một điều quan trọng: quân triều uy hiếp được Tây Sơn nhờ có súng lớn. Lúc bấy giờ không có những cỗ đại bác lưu động trên đất (Nguyễn Ánh sẽ du nhập kỹ thuật này làm rối Tây Sơn). Các súng lớn gắn trên thuyền chiến và di động nhờ các thuyền đổi chỗ. Nhờưu thếđó, quân triều có thể tấn công từ xa, lưu động, khiến địch quân hoảng hốt, tan rã mau.
_____________________________________________
246
2.Liệt truyện. q30, 2b.
3.Liệt truyện, q6. 21ab, truyện Châu Văn Tiếp. 4.Thực lục tiền biên, q11, 15b.
5.Liệt truyện, q30, 2b.
6.Thư Jumilla đã dẫn. Chú ý đến chữ “cờ đào” trong “Ai tư vãn” của Ngọc Hân. Ý nghĩa cờ trắng là cờ hàng, cờ đỏ là cờ quyết chiến thấy trong cuộc bàn cãi đánh hay đầu ở Phú Xuân, năm