Muốn biết chức tước của Nguyễn Nhạc to như thế nào đối với dân chúng, hãy xem lại một chi tiết trong tiến triển của cuộc khởi nghĩa Loạn quân tụ tập từ 1771, kéo xuống chợ tháng 5-

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 7 potx (Trang 28 - 30)

tiết trong tiến triển của cuộc khởi nghĩa. Loạn quân tụ tập từ 1771, kéo xuống chợ tháng 5- 1773, tháng 9-1773 cướp tỉnh thành mà trước đó chỉ có một trận đụng độ để cho sử quan cùng người ngoại cuộc không hẹn mà cùng ghi như nhau: xung đột với một viên Đốc trưng, một

người trông coi việc thu thuế. Xung đột nhỏ mà đầy ý nghĩa giá trị chứng cứ xã hội, đối với

dân chúng, chính quyền trung ương là viên quan thu thuế. Nguyễn Nhạc, trước khi làm loạn, là một viên quan thu thuế như vậy.

Cho nên, đánh bạc, Nhạc nào có dễ gì để cho người ta lột!

Quan sát vùng đất và cư dân, ta thấy rõ sự thực hơn. Làng Tây Sơn có thể coi như một tiền đồn di dân Việt ở về phía Tây, sâu vào trong xứ người Thượng. Là một tiền đồn di dân, thực vậy, vì tuy sử sách không nói rõ hơn, nhưng việc bắt người Hưng Nguyên đem lên vùng này có thể coi là họ Nguyễn đã áp dụng chính sách khai phá cổ truyền trên đất mới với tính cách cưỡng bách mà thôi. Có lẽđợi đến 2 đời sau, thành người địa phương, thoát tính cách tù binh cưỡng bách kia, họ Hồ mới dời xuống Kiên Thành, sửa soạn cho con dựng nghiệp lớn.

Vị tri cư trú mới lại đắc thế cho công cuộc làm ăn của họ này. Kiên Thành cũng

ở trên bờ sông Côn như các sông nhỏ miền Trung khác, nối liền đồng biển và núi rừng, đóng vai trò rất quan trọng về nhân văn, kinh tế. Những sông này tạo nên những vùng đất nhỏ hẹp nhưng rất phì nhiêu. Chúng là con đường giao thông trao đổi phẩm vật trên rừng, dưới biển. Trên rừng có mật ong, trầm hương, măng le, vàng... chuyển xuống đồng đổi lấy gạo, chế phẩm (vải lụa, đồ sắt...). Lâm sản, lúa gạo lại

đưa xuống các vùng biển để chuyên chở ngược về nguồn những loại cá, mắm, muối,

đồng sắt1. Vùng ba huyện có địa điểm Kiên Thành như một giao điểm tụ hội của phẩm vật các nguồn Kim Sơn Đồng Hươu, An Tượng... chuyển xuống Nước Mặn, Thi Nại để ra biển và cũng là chỗ phân phối ngược lên các tài nguyên ngoài biển cả đưa vào.

Trong khung cảnh hàng hoá lưu chuyển như vậy, tay buôn Nguyễn Nhạc chọn lấy một phẩm vật quan trọng, cần thiết vì là nhu cầu của phong tục: trầu nguồn. Loại trầu này đắc dụng hơn thứ trầu trồng ở các vườn dưới đồng lá nhỏ mầu xanh vàng, gân lá nổi nhiều khiến miếng trầu hay dòn, dễ gãy. Có nhìn thấy từng giỏ trầu nguồn, lá to bằng bàn tay sè - têm được nhiều miếng - màu xanh lặc lìa, mềm mại xếp nằm sát lên nhau làm nổi những đầu cuống lá nổi thành hàng dài mầu xanh non, có nhìn thấy từng giỏ trầu chất vun lên, tươi mát chờ đón bạn hàng ở các phiên chợ sớm như

thế mới thấy sựđắc dụng của một món hàng được khắp mọi giới ưa chuộng.

Căn cứ vào chút phong tục còn rơi rớt lại làm dấu vết cho trào lưu cuối mùa của dòng thương mại, căn cứ vào địa điểm Trường Trầu còn lại, ta có thể vẽ ra khung cảnh hoạt động trong vùng người hào phú đất Kiên Thành.

Len lỏi vào trong các nguồn - càng vào sâu lá trầu càng tốt, có những người Thượng hái trầu chứa trong gùi mang thẳng xuống Trường Trầu, hay qua những trung gian khác chủng tộc. Ở đây, người ta tỉa lá vàng úa, vứt lá sâu quăn, xén bớt phần cuống héo mặt - cho tỏ ra trầu còn mới - rửa sạch sắp xếp gọn ghẽ rồi chất cho các bạn hàng đem về phân phối các chợ miền xuôi. Nguyễn Nhạc hình như đã đóng vai trò đầu nậu2 của công việc buôn bán này và chính nhờ sự giao thiệp khi gom góp,

242

chuyển giao hàng hoá, điều khiển việc tính toán lời lỗ, trích thu phần lời của người mua, kẻ bán mà ông đã tập cho mình thói quen tổ chức, óc chỉ huy và sự quảng giao rất cần thiết cho về sau vậy.

Nghề buôn nguồn thịnh hành và nhiều lợi, nên đồng thời với Nhạc cũng có người nổi danh: Châu Văn Tiếp. Tiếp buôn gì? Không biết, nhưng có thể nói chính vì tính cách không chuyên riêng một món hàng nào mà Tiếp yếu thế đối với Nhạc. Ông không nắm được một tổ chức lớn mà chỉ có những bạn buôn như Nguyễn Long (dân

Đồng Xuân, Phú Yên), Phạm Văn Sĩ (dân Phù Mỹ, Bình Định, đồng xứ với Tiếp), nên lúc đầu khởi loạn phải phục tùng theo Nhạc, và khi phản kháng thì chỉ tụ tập

được đám người Thượng trên một vùng núi thôi.

Gọi là Nguyễn Nhạc có lực lượng phối hợp lớn lao là chúng ta căn cứ vào tính chất cư dân trong vùng. Những nhóm người Thượng chắc trước khi Việt hoá đã sống lan xuống các vùng nguồn về phía đông hơn bây giờ nhiều. Họ là lực lượng kết hợp quý báu cho Nhạc lúc ban đầu. (Truyền thuyết ghi rằng Nhạc có một người vợ nhỏ

thuộc bộ lạc Thượng hẳn không quá xa sự thực). Những người Thượng này còn có mối liên hệ chủng tộc gần với nhóm người Chàm ở Thạch Thành vùng Phú Yên3. Nữ

chúa Thị Hoả của họđã hưởng ứng Nguyễn Nhạc ngay từ lúc đầu.

Vùng này còn khối di dân Trung Hoa sinh sống như một tập thể tự trị, nhưng vẫn chịu dưới quyền nhà Nguyễn. Chính quyền tập họp họ thành từng “thuộc”: có 6 thuộc như vậy ở Quy Nhơn vào năm 1799 và 3 thuộc trước đó, hồi đầu thế kỷ XVIII, cuối thế kỷ XVII4. Họ sống bên lề một ít trong đất nước thu nhận họ. Phần lớn họ là Minh dân lưu vong, nằm trong các tổ chức hội kín (Thiên Địa hội) ít chịu dung hợp với chính quyền.

Nhưng ngay cả đám người Việt cũng có một phần lớn thoát ra ngoài kỷ cương của Triều đình: những người lên rừng, xuống biển trao đổi phẩm vật, những người làm thuê, gặt hái theo vụ mùa khác nhau của lúa núi lúa đồng, những kẻ trốn xâu lậu thuế... Vào những lúc rảnh rỗi, tất cả có thể gặp nhau quanh chiếu bạc, nơi đám hát. Triều đình không thể nào kiểm soát được đám dân “vong mạng, vô lại” này.

Cho nên không nên lấy làm lạ rằng dưới quyền Nguyễn Nhạc có bọn cướp Nhưng Huy, Tứ Linh ở nguồn An Tượng. Không ngạc nhiên với đám quân của Tập

Đình, Lý Tài “người cao lớn, gọt đầu kết tóc, giả làm người Thanh, khi đánh giặc, uống rượu say, ở trần, đeo giấy vàng bạc xung trận liều mình”5. Tập thể hỗn tạp, cuồng say bạo động đó thật xứng mang tên “quân ó”, “hàm hồ tương ứng”6.

Những khối người sẵn sàng bạo động được Nguyễn Nhạc nối kết thành một lực lượng vững chắc. Nhưng để hướng dẫn vào những mục tiêu to lớn phải nhờở tay một người từ xa đến, đem tầm mắt của ông Biện lại đất Vân Đồn vượt khỏi sự hạn chế

của những dãy núi chập chùng bao quanh vùng đất ông. Đó là Giáo Hiến, môn khách của Trương Văn Hạnh, viên quan Nội hữu rủi ro trong cuộc tranh chấp ở Triều đình. Trong trường dạy văn võ của Giáo Hiến ở An Thái có anh em Lữ, Huệ7

.

Hoàn cảnh đổi mới đã đem thay đổi đến cho con người Giáo Hiến. Nếu ở Phú Xuân ông phải lo sợ cho tính mạng mình thì ở phần đất cùng tịch này, ông có đủ thư

thả để nuôi chí căm hờn Trương Phúc Loan. Rời bỏ địa vị bên cạnh quan Nội hữu, ông đã tách rời đám quan lại sang cả đểđến gần với dân chúng hơn. Giá ngày trước kia có động lòng trước cảnh trăm họ lầm than ông cũng đến làm như Ngô Thế Lân,

243

Nguyễn Cư Trinh dâng lên một bản “thái bình sách” là cùng. Trở thành một tên trí thức “vô lại”, con đường giữa ông chọn là lật đổ Trương Phúc Loan và Duệ Tông để

tôn phò Hoàng tôn Dương. Giữa cái không khí thần quyền bàng bạc khắp địa phương8 tạo bởi sự hỗn hợp tạp nhạp của tin tưởng nơi ông Dàng, nơi Bà chúa xứ, nơi Thần núi..., ông đem cái lý trí của Nho giáo tạo ra phụ hoạ vào việc giải thích lời sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” để xúi Nhạc làm loạn9.

_______________________________________________

1.“Tout le pays est entrecoupé de rivières sinon assez grandes pour recevoir des vaisseaux de fort tonnage, du moins très disposées pour faciliter le commerce intérieur... Avant les troubles, les primitifs habitants des montagnes, apportaient de grandes quantités de poudre d’or qu’ils troquaient contre le riz, des étoffes et du fer. Ce sont eux également qui procurent le bois d’aigle et le calambac de même que certaines quantités de cire, de miel et d’ivoire...” (Chapman, bđd, t. 59).

Ai về nhắn với nậu nguồn,

Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên (ca dao).

2.Nghề đầu nậu cha truyền con nối (vì sự kế tục tài sản và nghề nghiệp), nhưng ta không biết sáng kiến tổ hợp nghề buôn trầu nguồn là của cha Nhạc hay chính của Nhạc thực hiện. Chỉ biết chữ “nậu” được sử dụng nhiều ở nơi khác (hoàng lạp nậu: tổ hợp lấy sáp vàng; đồn điền nậu: tổ

hợp làm ruộng), nhưng không có nơi nào danh từ vượt khỏi lãnh vực chuyên môn. Chỉ ở Bình Định (nhất là ở miền Nam) chữ “nậu” trở thành một danh từ phổ thông, dùng chỉ một tập hợp

(“nậu nguồn” ở câu ca dao trước) và đã tổng quát hoá để thành đại danh từ chỉ “họ”, “người ta”, (“nầu”). Có phải đó là bằng cớ chứng tỏ sinh hoạt tổ hợp nghề nghiệp ở đây được nâng

cao hơn hết trong vùng Nam Hà thời bấy giờ không? Đi xa hơn, có thể thắc mắc là lề lối sinh

hoạt tổ chức tập thể này có ảnh hưởng nào trong sự thành công của Tây Sơn không?

3.ĐNNTC, tỉnh Phú Yên, chỉ rõ Thạch Thành ở đây chớ không phải Thạch Thành vẽ trong Hồng Đức bản đồ, thuộc về Bình Thuận.

4.Thực lục, q11, 5b có các tên: An Ngãi, Nhơn Ân, Nghĩa Hoà, Sơn Điền, Hà Bạc, Võng Nhi. Hồng

Đức bản đồ, t. 154, ghi 3 thuộc ở 3 huyện. Thì Đôn ở Bồng Sơn, Thì Lượng ở Phù Ly, Thì Ngạn ở Tuy Viễn. Đáng chú ý là trong suốt tập bản đồ không có nơi nào ghi tên các thuộc như vậy.

Chữ “thuộc” cũng thấy được dùng cho một tổ hợp tìm kỳ nam (Tầm hương thuộc ở Bình Khang. Thực lục q5. 37a).

5.Thực lục tiền biên, q 11, 18ab: Phủ biên tạp lục q1, 50a 6.Liệt truyện q30, 1b.

7.Giáo Hiến đến xứ An Thái sớm nhất là vào năm 1765 (năm Võ vương mất). Vậy chỉ có Lữ, Huệ ở tuổi 13, 14 đi học thôi. Nhạc ở vào khoảng tuổi “nhi lập”, lại phải trông coi cơ sở làm ăn hẳn không có tương quan thầy trò với Giáo Hiến. Sự kiện này giải thích tính cách độc lập trong hành

động của Nhạc và vai trò lu mờ của Giáo Hiến về sau trong quân đội Tây Sơn.

8.Đọc Nước non Bình Định của Quách Tấn, người ta thấy khuynh hướng thần bí đó, tuy sau bao

năm đổi thay vẫn còn lưu truyền trong truyện tích, trong quan niệm phong thuỷ về núi sông. Tên Tứ Linh, một đám cướp ở An Tượng, có vẻ như không phải của một người cầm đầu mà như của một tập thể tín ngưỡng, dấu vết một giáo phái hoạt động căn cứ trên tư tưởng Cổ Trung Hoa

chịu một ít biến đổi trên vùng đất còn đầy tính chất bộ lạc này.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 7 potx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)