Bối cảnh hoạt động khai thác dầu khí tới năm 2030

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ MỚI CỦA LIÊN DOANH VIỆT - NGAVIETSOVPETRO (Trang 79)

3.1.1 Dự báo thị trường dầu khí giai đoạn tới

Trong thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều biến động, các khó khăn, thách thức và xu thế toàn cầu ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Cơ cấu năng lượng sơ cấp đang có xu hướng thay đổi nhanh chóng, chính sách phát triển năng lượng nói chung của mỗi quốc gia cũng đang biến chuyển, hướng tới năng lượng tái tạo theo hướng xanh hóa, phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải carbon dioxide. Đối với dầu khí, điều này thể hiện ở việc nhu cầu sử dụng dầu khí và các sản phẩm nhiên liệu từ nguồn hóa thạch này có thể sẽ đạt đỉnh và tiếp tục tăng như trước, thậm chí sẽ có xu hướng giảm trong tương lai. Nguyên nhân, ngoài lo ngại về biến đổi khí hậu, còn do những cải tiến mạnh mẽ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển các loại phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo. Dịch bệnh COVID- 19 càng cho thấy môi trường sống cần được quan tâm thế nào và thúc đẩy quá trình xanh hóa ở tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này đã và đang làm cho làn sóng chuyển đổi năng lượng trong các công ty dầu khí quốc tế và quốc gia diễn ra nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, xu thế chuyển đổi công nghệ số 4.0 càng rõ ràng trong thời gian gần đây, cũng như các lĩnh vực khác thì ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế này, đòi hỏi các doanh nghiệp dầu khí như Vietsovpetro phải thực hiện tái cơ cấu, nâng cao năng lực điều hành quản lý, năng lực cạnh tranh cũng như nhằm tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp để có thể phù hợp với quá trình xanh hóa của ngành công nghiệp dầu khí.

3.1.2 Định hướng phát triển của Vietsovpetro giai đoạn 2020-2025

Định hướng phát triển Vietsovpetro trong giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là tiếp tục triển khai công tác tận thăm dò và khai thác dầu khí tạo lô 09-1 trên cơ hiệp định Việt-Nga ngày 27/12/2010; mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí tại các khu vực khác ở Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời, nghiên cứu để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh theo hướng đa ngành nghề/ lĩnh vực hoạt động dầu khí, đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra và các dịch vụ đặc thù; tiếp tục

xây dựng Vietsovpetro thành một doanh nghiệp tiên phong và mở rộng vùng hoạt động ra thị trường nội địa và trên thế giới. Đổi mới cơ chế và hoàn thiện tổ chức để bảo đảm vai trò vừa là nhà điều hành và khai thác mỏ, vừa là doanh nghiệp dầu khí thực thụ, bảo đảm cho Vietsovpetro tiếp tục phát triển vượt bậc và bền vững, giữ vững vai trò chủ lực và tiên phong trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Các nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025:

- Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, phát triển và mở rộng đầu tư: Các công tác này trong giai đoạn 2020-2025 sẽ được thực hiện theo hai hướng chính:

+ Hướng thứ nhất là tận thăm dò mỏ tại lô 09-1 bồn trũng Cửu Long, Lô 04-3, 04-1, 16-2 và các lô mới trên thềm lục địa Việt Nam, ưu tiên đẩy mạnh đầu tư đối với các lô thuộc vùng nước sâu, xa bờ (các bể Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây…).

+ Tăng cường đẩy mạnh công tác tìm kiếm, đánh giá hiệu quả kinh tế các Lô dầu khí tiềm năng nhằm mở rộng tham gia các Dự án hợp đồng chia sản phẩm dầu khí mới. Trong gian đoạn từ 2020-2030, phấn đấu ký mới 15-20 dự án hợp đồng dầu khí, đồng thời triển khai công tác phát triển tối thiểu 5 hợp đồng dầu khí đã ký trong giai đoạn này.

+ Hướng thứ hai là tích cực nghiên cứu để tìm cơ hội đầu tư mở rộng vùng hoạt động của Vietsovpetro ở nước ngoài theo thứ tự ưu tiên có tính đến lợi thế của Vietsovpetro như sau: Liên bang Nga, các nước Đông Âu thuộc Liên bang Xô Viết trước đây và các nước khác. Phấn đầu ký mới những dự án hợp đồng dầu khí đầu tiên tại những khu vực kể trên.

+ Phấn đấu đạt gia tăng trữ lượng thu hồi từ 35 đến 70 triệu tấn quy đổi. - Trong lĩnh vực khai thác dầu khí

+ Khai thác dầu.

Sản lượng dầu thô trong 5 năm 2020-2025 chủ yếu tập trung ở lô 09-1 (các mỏ Bạch Hổ, Rồng và Nam Rồng) và một số Lô dự án Hợp đồng dầu khí 09-3/12, 09-2/09. Tiếp tục khai thác các khu vực sản phẩm hiện có và sớm đưa các vỉa mới phát hiện vào phát triển ngay trong năm 2022. Đồng thời, tăng cường đầu tư để dưa toàn bộ các diện tích sản phẩm còn lại của các mỏ

khai thác, tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm tối đa việc khai thác tại hai mỏ Bạch Hổ và Rồng thông qua việc tăng cường hệ số thu hồi dầu. Từ năm 2020, từng bước gia tăng sản lượng khai thác của Vietsovpetro. Tổ chức khai thác an toàn, hiệu quả với hệ số thu hồi dầu cao nhất trong khả năng có thể làm được nhằm tận thu tối đa nguồn tài nguyên dầu khí tại mỏ Bạch Hổ và Rồng; nhanh chóng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và xây dựng hệ thống thiết bị phù hợp để khai thác khí và condensate tại những vùng mỏ nước sâu. Sản lượng tối thiểu khai thác dầu thô tại Lô 09-1 của Vietsovpetro trong 5 năm 2020-2025 được hai phía tham gia tại Kỳ họp thứ 54 Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro (tháng 12-2021) thỏa thuận là 29.01 triệu tấn.

+ Khai thác khí tự nhiên.

Đây là hướng phát triển mới của Vietsovpetro khi phát hiện được thương mại về khí và condensate ở Lô 04-3. Trên cơ sở dự án khai thác sớm mỏ Thiên Ưng -Mãng Cầu, cũng như việc mở rộng vùng hoạt động ở lô 04-1, nơi có triển vọng lớn về khí, thì từ năm 2015 Vietsovpetro đã bắt đầu khai thác khí thiên nhiên và cung cấp vào bờ. Sản lượng khí khai thác trong 3 năm 2015-2020 khoảng 3,2 tỷ m3 và trên 730 nghìn tấn condensate.

Ngoài lượng khí đồng hành của Lô 09-1, Vietsovpetro tiếp tục nhận khí từ các mỏ lân cận như: Rạng Đông, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Tê Giác Trắng, Đồi Mồi để nén và cung cấp vào bờ. Khối lượng khí đưa vào bờ trong 5 năm tới dự kiến đạt 9,6 tỷ m3.

+ Khoan và sửa giếng.

Theo tính toàn hiện tại, khối lượng mét khoan trên vùng hoạt động hiện tại của Vietsovpetro sẽ giảm dầu trên các mỏ Bạch Hổ và Rồng. Tuy nhiên, nhu cầu khoan phục vụ cho công tác phát triển các mỏ mới tại Lô 09-1 cũng như thăm dò mở rộng vùng hoạt động sẽ tăng lên đáng kể. Đồng thời, công tác khoan cắt thân hai các giếng khai thác cũng như nhu cầu sửa chữa lớn và hủy vật lý giếng khoan sẽ không ngừng tăng lên. Dự kiến trong 5 năm tới, nhu cầu về khoan thăm dò, khoan khai thác và khoan cắt thân hai của Vietsovpetro là gần 100 giếng cùng với sửa chữa lớn trên 150 lượt giếng cho việc thăm dò, phát triển và khai thác các Lô hợp đồng dầu khí mới.

+ Nghiên cứu khoa học và thiết kế.

Để thực hiện được nhiệm vụ đưa các mỏ mới vào khai thác, gia tăng trữ lượng, phát hiện thêm mỏ mới, thân dầu mới, bao gồm cả những mỏ mới ngoài lãnh thổ Việt Nam, công tác nghiên cứu khoa học và thiết kế cần tập trung vào việc áp dụng các giải pháp khoa học-công nghệ tối ưu nhằm bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đạt hiệu quả cao nhất. Trong giai đoạn 2020-2025 cần tập trung thực hiện và hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các công trình quan trọng như:

Tổng kết công tác tận thăm dò, thăm dò mở rộng Lô 09-1 giai đoạn 2015- 2020 và đề xuất chương trình cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030; Chương trình thăm dò lô 04-3; Sơ đồ phát triển tổng thể tại khu vực mỏ Rồng hiệu chỉnh; Thiết kế khai thác sớm mỏ Thiên Ưng-Mãng Cầu; Chính xác hóa trữ lượng và hiệu chỉnh sơ đồ công nghệ mỏ Nam Rồng-Đồi Mồi; Sơ đồ xây dựng, phát triển công nghệ khai thác khu vực Nam Trung tâm Rồng; Sơ đồ hiệu chỉnh xây dựng, phát triển và công nghệ khai thác khu vực Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Đông Bắc Rồng; Sơ đồ xây dựng vùng mỏ Thiên Ưng và sơ đồ phát triển tổng thể Lô 04-3, 04-1, 12/11, 09-3/12, 16-1/15 và nhất là Lô 09-2/09; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thu dọn các công trình biển cố định…

Bên cạnh những nhiệm vụ trên, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và thiết kế cần phải tập trung nghiên cứu khoa học và thiết kế cần phải tập trung nghiên cứu chính xác hóa cấu trúc địa chất và các giải pháp ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác mỏ Bạch Hổ và khu vực mỏ Rồng, đồng thời tăng cường nghiên cứu các khu vực khác thuộc thềm lục địa Việt Nam, nước ngoài nhằm mở rộng vùng hoạt động của Vietsovpetro, duy trì và gia tăng sản lượng khai thác.

- Về cơ cấu bộ máy tổ chức, điều hành và quản lý:

+ Không ngừng đổi mới và hoàn thiện Vietsovpetro về cán bộ, giữ vững vai

trò là đội quân chủ lực và tiên phong của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, nhằm hài hòa giữa Lô 09-1, các Lô hợp đồng hợp đồng dầu khí hiện hữu và

+ Triệt để tận dụng năng lực của Vietsovpetro về cán bộ, về khả năng khoa học-công nghệ, khả năng quản lý dự án đầu tư và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản suất của bên trong Lô 09-1, cũng như các Lô hợp đồng dầu khí khác và đẩy mạnh công tác dịch vụ bên ngoài Vietsovpetro nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận;

+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bảo đảm cho người lao động có cuộc sống ổn định, gắn bó và làm việc lâu dài tại Vietsovpetro. Các tiêu chí cơ bản trong hoạt động vận hành, khai thác và sản xuất giai đoạn 2020-2025

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư hợp đồng dầu khí mớicủa Vietsovpetro của Vietsovpetro

3.2.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tư duy và phương pháp quản lý dự án đầu tư hợp đồng dầu khí án đầu tư hợp đồng dầu khí

3.2.1.1 Hoàn thiện, đổi mới hoạt động điều hành quản lý

Công tác cơ cấu lại hoạt động điều hành và quản lý tập trung vào các phương án sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro nói chung và Ban QLHĐDK nói

riêng trong việc quản lý các dự án hợp đồng dầu khí theo thông lệ quốc tế nhằm mục đích thay đổi phương pháp quản trị và định hướng cho các để phù hợp với các hợp đồng chia sản phẩm (PSC) mới mà Vietsoveptro tiếp nhận và triển khai trong tương lai. Vietsovpetro đã có các ban chuyên môn, Ban quản lý dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phục vụ cho công tác đánh giá hiệu quả các dự án hợp đồng dầu khí tiềm năng và các vùng chưa hoạt động trong các dự án hợp đồng dầu khí hiện hữu và Ban quản lý hợp đồng dầu khí để điều hành và quản lý các dự án hợp đồng chia sản phẩm dầu khí đã được ký kết. Tuy vai trò có khác nhau nhưng trong quá trình hoạt động có nhiều công việc chồng chéo nhau hoặc một số công việc chung bị phân tán, gây khó khăn trong công tác quản lý tổng quan các dự án hợp đồng dầu khí. Do đó, việc sát nhập 02 Ban này là hết sức cần thiết, như vậy vừa huy động được năng lực làm việc sáng tạo của tất cả các cán bộ chuyên môn giỏi, vừa phù hợp với phương hướng và mục tiêu phát triển của Vietsovpetro công ty. Hơn nữa, nếu có vướng mắc hay sai sót trong quá

trình tiến hành, thay vì chỉ một phòng ban tìm cách giải quyết, ý kiến của nhiều chuyên gia trong Vietsovpetro sẽ giúp ích cho đơn vị tiến hành tháo gỡ vấn đề. - Xây dựng cơ chế đảm bảo sự kiểm soát phù hợp với trách nhiệm quản lý, sử

dụng, đầu tư vốn của Ban Tổng Giám đốc.

- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cắt giảm các khâu trung gian, bộ phận không tạo ra giá trị thực cho dự án, để thúc đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, tiết giảm chi phí.

- Giảm bớt đầu mối, thực hiện chuyên môn hóa cao nhằm tránh trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành; ứng dụng quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; Thực hiện phân quyền, phân cấp hợp lý, trách nhiệm rõ ràng, minh bạch.

- Tăng cường năng lực điều hành quản lý của BMĐH Vietsovpetro, Ban QLHĐDK và các đơn vị thành viên trong việc quản lý các dự án hợp đồng dầu khí, tăng cường các công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá nội bộ.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thực hiện dự án (KPIs) áp dụng hàng năm làm cơ sở đánh giá công tác quản lý, điều hành các dự án, đồng thời là căn cứ xây dựng định mức và xem xét phê duyệt ngân sách hàng năm các đơn vị; Thực hiện quản lý bằng các mục tiêu, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược và chuẩn hóa công tác quản lý rủi ro từ cấp công ty đến từng Phòng/ Ban tham gia vào các dự án hợp đồng dầu khí. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với một công ty dầu khí như Vietsovpetro để tăng cường hiệu quả quản lý dự án đầu tư hợp đồng dầu khí.

3.2.1.2 Tăng cường sự trao đổi giữa các đơn vị để cải thiện chất lượng QLDA đầu tư hợp đồng chia sản phẩm dầu khí

Do các DA hợp đồng chia sản phẩm dầu khí có nhiều cơ chế điều hành khác nhau tùy thuộc vào từng thỏa thuận khác nhau của hợp đồng chia sản phẩm PSC và đặc thù của từng Lô hợp đồng dầu khí khác nhau, do đó cần có kênh trao đổi thông tin chung để thống nhất, học hỏi đúc rút kinh nghiệm lẫn nhau để kịp thời xử lý các tình huống

Thiết lập kênh trao đổi thông tin thống nhất với các Phòng/ Ban/ Đơn vị chức năng của Vietsovpetro, cán bộ phụ trácch dự án hợp đồng dầu khí để tăng cường công tác quản lý tổng thể, kiểm soát tiến độ, chi phí và các mặt khác của dự án hợp đồng dầu khí:

- Chủ động tổ chức họp ở cấp chuyên viên để nắm rõ nhằm kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm soát tình hình sản xuất, tiến độ v.v.

- Xây dựng các bảng tiến độ dự án thống nhất trong Vietsovpetro để kịp thời nắm bắt và kiểm soát chung tất cả các mặt của dự án.

- Hình thành các kênh các trao đổi đa chiều giữa các nhóm QLDA thuộc Ban QLHĐDK và Phòng/ Ban/ Đơn vị cung cấp dịch vụ của Vietsovpetro để tối ưu hóa công tác điều hành quản lý, vận hành sản xuất… của dự án

- Phối hợp xem xét, kiểm soát và nỗ lực tối ưu hóa thời gian sử dụng các nguồn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ MỚI CỦA LIÊN DOANH VIỆT - NGAVIETSOVPETRO (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w