Dự báo phương hướng hoạt động thời gian tớ

Một phần của tài liệu NHÓM 4 THẢO LUẬN QUẢN TRỊ PR (Trang 25 - 27)

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ PR CỦA CÔNG TY.

3.1. Dự báo phương hướng hoạt động thời gian tớ

So với thời điểm Tiki mới thành lập (năm 2010), thói quen mua sắm tiêu dùng của Việt Nam hiện đã thay đổi. Một báo cáo từ Euromonitor chỉ ra rằng, có tới 75% người tham gia khảo sát đều ưa thích mua sắm trên mạng. Lý do là vì mua sắm trên mạng giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, thanh toán thuận tiện, có điều kiện so sánh giá. Và thường được mua với giá rẻ hơn, lại được giao hàng tận nơi, mua hàng bất cứ thời điểm nào trong ngày,…

Sự tiện lợi này, cộng với đặc điểm dân số ngày càng trẻ, mức thu nhập đã cải thiện và độ thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của Internet cũng như các thiết bị di động và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động bán lẻ online ở Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.

Tiki sẽ triển khai các giải pháp tiếp thị đa thiết bị. Và trên ứng dụng để nâng cao hiệu quả chuyển đổi giữa máy tính và điện thoại di động. Đồng thời Tiki không ngừng nâng cao chất lượng ứng dụng trên các nền tảng của di động thông minh và trên website của mình.

Phát triển hoàn thiện chiến lược Marketplace và đưa ra phương hướng giai đoạn tiếp theo:

Đầu năm 2017, Chiến lược marketing của Tiki là chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2C sang mô hình Marketplace. Tức thay vì tự mình nhập hàng hóa về, giám sát chất lượng và bán cho khách hàng. Giờ đây Tiki sẽ đóng vai trò một sàn giao dịch trực tuyến. Nơi các nhà cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của mình. Chính vì lẽ đó, số lượng các mặt hàng được cung cấp trên Tiki đã tăng lên nhanh chóng. Thay vì đơn thuần là sách như trước kia.

Về cơ bản, Marketplace là bước tiến hoàn chỉnh của mô hình B2C. Tiki đã rất khôn khéo khi chọn phát triển theo hướng này. Để tồn tại được thì Tiki cũng sẽ phải có đủ sức để cạnh tranh với các đại gia đi trước như Lazada, Zalora…

“Mục tiêu của chúng tôi là hướng đến việc người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm hơn. Nhưng điều quan trọng hơn là người tiêu dùng mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá tốt”

Theo bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, quản lý truyền thông và thương hiệu của Tiki

Tiki đưa ra các phương hướng để đối mặt với những thách thức về chất lượng đầu vào sản phẩm, kiểm soát nguồn gốc và xây dựng niềm tin với khách hàng khi thực hiện mô hình marketplace.

Tiếp tục hợp tác với KOLs/ Influencer marketing

Tiếp nối sự thành công của những lần hợp tác trước, Tiki hướng đến một tập khách hàng lớn hơn, đại chúng hơn. Tiki cần hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng hơn nữa để tạo dựng thương hiệu và truyền thông cho mình.

Vì hiện tại Tiki vẫn phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt từ Shopee, Lazada, Sendo… Nên Tiki hướng đến mở rộng thị phần trong thị trường thương mại điện tử. Có thể nhận thấy các bước đi chiến lược marketing đang hướng tới sự phát triển bền vững và độ nhận diện thương hiệu cao.

Sắp tới, Tiki kỳ vọng lớn vào dịch vụ giao hàng 2 giờ nhờ chuỗi cung ứng đầu cuối và mạng lưới trung tâm xử lý hàng hóa trên cả nước. Trong năm 2020, Tiki ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu với Sacombank, thể hiện tham vọng không dừng lại ở lĩnh vực thương mại điện tử của thương hiệu.

"Mục tiêu của Tiki là hướng đến hiệu quả, người tiêu dùng mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá tốt", CEO Tiki nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu NHÓM 4 THẢO LUẬN QUẢN TRỊ PR (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w