Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,836 lớn hơn 0,5 và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy 4 quan sát hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố (xem bảng 4.8).
Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc tại Bảng 4.9, tổng phương sai trích là 74,384% lớn hơn 50% và giá trị Eigenvalues của nhân tố = 2,975 > 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy, ta thu được nhân tố QD với 4 biến quan sát QD1, QD2, QD3, QD4.
Bảng 4. 8. Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc
Trị số KMO ,836
Đại lượng thống kê Approx. Chi-Square 267,383
Bartlett’s (Bartlett’s Df 6
Test of Sphericity) Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Bảng 4. 9. Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc
Biến quan sát Hệ số tải
QD4 ,897
QD2 ,876
QD3 ,853
QD1 ,822
Eigenvalues 2,975
Phương sai rút trích 74,384%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Như vậy, sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s alpha và EFA ta thu được
18 biến quan sát với 5 nhân tố sẽ được đưa vào phân tích tiếp theo như sau:
- Thang đo Nhận thức sự hữu ích có 03 biến quan sát gồm: HU1, HU2, HU3. - Thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng ích có 03 biến quan sát gồm: SD1, SD2, SD3.
- Thang đo Chuẩn chủ quan có 03 biến quan sát gồm: CQ1, CQ2, CQ3. - Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi có 02 biến quan sát: HV2, HV3. - Thang đo Sự tin cậy có 03 biến quan sát gồm: TC1, TC2, TC3.
- Thang đo Quyết định mua mỹ phẩm qua Facebook có 04 biến quan sát gồm: QD1, QD2, QD3, QD4.
4.4. Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4. 10. Ma trận hệ số tương quan
Bảng kết quả phân tích 4.10 cho thấy, tất cả 5 biến độc lập (HU, SD, CQ, HV, TC) đều có tương quan tuyến tính dương với biến phụ thuộc QD (sig < 0,05 và hệ số tương quan > 0). Tiến hành đưa cả 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc vào mô hình hồi quy tuyến tính ở bước tiếp theo.
Bảng 4. 11. Kết quả phân tích hồi quy
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính đa bội
4.5.1. Dò tìm các vi phạm giả định hồi quy
4.5.1.1. Hiện tương tự tương quan bậc 1
Kết quả phân tích hồi quy trên bảng 4.11 cho thấy, hệ số Durbin - Watson = 2,110 với N = 125 ở mức ý nghĩa 5%, mô hình gồm 5 biến độc lập, tra bảng phân phối có DL = 1,571 và DU = 1,780. Thấy DU < DW < 4-DU nên kết luận không có tự tương quan bậc 1.
4.5.1.2. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Đồ thị phân tán của giá trị dự báo và phần dư trong Hình 4.1 cho thấy, các giá trị phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong một phạm vi quanh trục 0 (giá trị trung bình của phần dư), nghĩa là phương sai của phần dư không đổi và chứng tỏ rằng không bị vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.
Hình 4. 1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 4.5.1.3. Giả định phần dư có phân phối chuẩn
Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa trong Hình 4.2 cho thấy giá trị trung bình, mode, trung vị xấp xỉ nhau và bằng 0, các giá trị phân bố cân đối quanh 2 phía giá trị trung bình theo hình chuông. Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn của phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4. 2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 4.5.1.4. Hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.11 cho thấy, tất cả các hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 cho nên có thể kết luận trong mô hình không hề có đa cộng tuyến.