đất cho quận Bắc Từ Liêm trong thời gian tới
* Giải pháp về chính sách
- Quận Bắc Từ Liêm đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nên có nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, nhiều công trình phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa. Bởi vậy, việc đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và sự xem xét tháo gỡ kịp thời các chính sách. Tuy nhiên, vẫn cần được Nhà nước xem xét hoàn thiện các quy định chung đểđảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.
- Quận Bắc Từ Liêm cần tăng cường biện pháp quản lý việc cho thuê, cho thuê lại QSDĐ đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục thuê đất theo quy định.
- Cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐđược thuận tiện, nhanh chóng.
- Công khai quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất hàng năm, xác định rõ địa chỉ, vị trí ranh giới đất thuộc dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác. Hoạch định rõ các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ có các kế hoạch sử dụng đất hợp lý, yên tâm thực hiện QSDĐđể đầu tư phát triển sản xuất.
* Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến pháp luật
- Cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể và dễ hiểu hơn đối với các quy định của pháp luật về việc thực hiện các quyền của người sử dụng
đất, để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để đến đăng ký theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cần tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai bằng các phương tiện thông tin, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai để qua đó giúp cho việc quản lý và sử dụng đất đai với các thông tin được cập nhật chính xác nhằm nắm chắc, quản chặt tình hình SDĐ.
- Đa dạng hóa các hình thức công khai, tuyên truyền phổ biến pháp luật, về thủ tục hành chính và tìm kiếm thông tin về thực hiện QSDĐ.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân còn nhiều bất cập, một bộ phận người dân chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng. Do đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.
* Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất
- Thành lập đường dây nóng để tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính, về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong khi giải quyết công việc của công dân.
- Một số các hộ gia đình, cá nhân được điều tra cho rằng thời gian hoàn thiện các thủ tục chuyển QSDĐ còn dài. Do vậy cần giảm bớt các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho công dân trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất, rút ngắn được thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất đai, xử lý nghiêm khắc, dứt điểm những vi phạm, đồng thời ngăn chặn kịp thời những vi phạm phát sinh.
* Tiếp tục hoàn thiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Tiếp tục thực hiện và hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ vì GCN là yêu cầu pháp lý không thể thiếu để người sử dụng thực hiện các quyền được pháp luật quy định. Cung cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để hạn chế tình trạng người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu thật sự thực hiện những thay đổi về quyền nhưng lại không được đăng ký với cơ quan nhà nước do quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa đầy đủ.
Cần giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn tại do lịch sửđể lại đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
- Quận Bắc Từ Liêm là một quận mới thành lập của Thành phố Hà Nội, gồm 13 phường với diện tích tự nhiên 4.335,34 ha. Cơ cấu đất nông nghiệp là 35,56%, đất phi nông nghiệp là 62,80%, đất chưa sử dụng là 0,64%.
- Kết quả nghiên thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại địa bàn quận giai đoạn 2017-2020: Các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu tập trung vào các quyền: Chuyển nhượng (21.818 trường hợp), tặng cho (1.355 trường hợp), thừa kế (81.427 trường hợp), thế chấp (22.173 trường hợp).
- Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc gia tăng việc thực hiện quyền sử dụng đất của người dân chủ là yếu tố giá đất và yếu tố quy hoạch, yếu tố gia tăng dân sốảnh hưởng thấp nhất đến QSDĐ.
- Kết quả điều tra 180 phiếu về quyền sử dụng đất thì có 43 trường hợp chuyển nhượng, 16 trường hợp tặng cho, 9 trường hợp thừa kế và 112 trường hợp thế chấp. Đối với người dân trên địa bàn quận cho thấy vẫn còn 17/180 phiếu, chiếm 9,44 % đánh giá không hài lòng với thái độ của cán bộ tiếp nhận; thời gian hoàn thành thủ tục hành chính có 9/180 phiếu đánh giá rất chậm, chiếm 5%; thủ tục để thực hiện các quyền sử dụng đất có 12/180 phiếu đánh giá phức tạp, chiếm 6,67%.
- Đối với cán bộ quản lý đất đai cho thấy mức thu phí, lệ phí, thuế thực hiện QSDĐ hiện nay còn cao (12/15 phiếu, chiếm 80% đánh giá cao), khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các quyền của mình, bên cạnh đó mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế (73,33%) khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến QSDĐ.
- Đề xuất được 3 giải pháp nâng cao hiệu quả quyền sử dụng đất, đó là: Giải pháp chính sách; giải pháp tuyên truyền và phổ biến pháp luật; giải pháp tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất.
2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài sâu hơn về các chính sách, quy định pháp luật về thực hiện QSDĐ.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng đất, kiên quyết xử lý nghiêm ngặt các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý san lấp, xây dựng trái phép trên địa bàn.
- Tuyên truyền rộng rãi, phổ biến pháp luật đất đai cho người dân thông hiểu những quy định của hoạt động quản lý Nhà nước. Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ tục cần thiết khi tham gia chuyển quyền sử dụng đất nói chung và đối với chuyển nhượng, tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.
- Đề nghị UBND quận, Phòng Tài nguyên Môi trường và Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ bổ sung thêm nguồn nhân lực để nâng cao được hiệu xuất công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai, tháng 9/2012.
2.Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2019), Thị trường bất động sản ở Việt Nam, Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
3.Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, tháng 6/2006, Hà Nội. 4.Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng (2014). Mô
hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5.Hoàng Huy Biều (2018), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
6. Chính phủ, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật đất đai
7.Đào Trung Chính (2020). Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
8.Trần Thị Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử
dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ, Hà Nội.
9.Nguyễn Thị Thu Hồng (2016). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ, Hà Nội.
10.Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2017). Quản lý đất đai và thị trường bất động sản, NXB Bản đồ, Hà Nội.
11.Phan Thị Thanh Huyền và cs (2017). Thực trạng đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học đất, số 51, tr. 86-92.
12. Nguyễn Minh Hoàn (2013). Sự thay đổi chính sách từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc. Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr. 89-93.
13.Nguyễn Văn Khánh (2013). Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 29, số 1/2013.
14.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992). Hiến pháp năm 1992, NXB Chính trị Quốc Gia.
15.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993). Luật Đất đai năm 1993, NXB Chính trị Quốc Gia.
16.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003, NXB Chính trị Quốc Gia.
17.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013, NXB Chính trị Quốc Gia.
18.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc Gia.
19.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Hiến pháp năm 2013, NXB Chính trị Quốc Gia.
20.Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006), tr. 43 – 44, Hà Nội.
21.Lưu Quốc Thái (2007). Quá trình Thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc - một số đánh giá và bài học kinh nghiệm, Tạp chí Khoa học pháp luật số 2(29), Thành phố Hồ Chí Minh.
22.Nguyễn Khánh Thắng (2006). Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Tạp chí Ngân hàng, số 5, tr. 40-45.
23.Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Malaixia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử
dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
24. UBND quận Bắc Từ Liêm (2010); Báo cáo “Tách, điều chỉnh quy hoạch
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” của Phòng TNMT quận Bắc Từ Liêm.
25. UBND quận Bắc Từ Liêm (2020). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2020 quận Bắc Từ Liêm.
26. UBND quận Bắc Từ Liêm (2019); Báo cáo: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2019; Kế
hoạch năm 2020 Số: 591/BC-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2019.
27. UBND quận Bắc Từ Liêm (2020). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2015 – 2020, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ
2021-2025.
28. UBND quận Bắc Từ Liêm (2020). Báo cáo thống kê diện tích đất đai trên
địa bàn thành quận Bắc Từ Liêm năm 2019.
29.UBND quận Bắc Từ Liêm (2019). Báo cáo thống kê diện tích đất đai trên
địa bàn thành quận Bắc Từ Liêm năm 2018.
30. Văn phòng đăng ký QSDĐ quận Bắc Từ Liêm (2020). Báo cáo tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất quận Bắc Từ Liêmgiai đoạn 2015- 2020.
PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN TỪ NGƯỜI DÂN
(Phục vụđề tài: “Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 2017-2020”)
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Họ và tên: ………...
2. Địa chỉ: ………...
3. Thời điểm thực hiện giao dịch: ...
4. Loại giao dịch: ...
II. THÔNG TIN ĐẤT ĐAI: 1 Theo ông (bà) các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quyền của người sử dụng đất hiện nay như thế nào: Dễ hiểu Khó hiểu Hiểu được 2. Theo ông (bà) thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ như thế nào: Hài lòng Không hài lòng Bình thường
Lý do không hài lòng: ...
...
3. Theo ông (bà) thời gian để hoàn thành các thủ tục hành chính có đúng lịch hẹn không? Đúng hẹn Chậm Rất chậm
Chậm bao nhiêu ngày: ...
Lý do:...
... 4. Theo ông (bà) thủ tục thực hiện các QSDĐ hiện nay như thế nào:
Đơn giản Phức tạp
Bình thường
5. Theo ông (bà) mức thu phí, lệ phí, thuế thực hiện QSDĐ hiện nay như thế nào:
Cao Thấp
6. Ông (bà) có lo ngại về sự thay đổi của các chính sách liên quan đến QSDĐ: Có Không 7. Ông (bà) có lo ngại về tủi ro khi giao dịch QSDĐ:
Có Không 8. Ông (bà) có thế chấp không, nếu có đối tượng nhận thế chấp là:
Tổ chức tín dụng Khác
Cá nhân
9. Ông (bà) có thể cung cấp lý do thế chấp QSDĐ là gì:
Đầu cơ đất: Lấy tiền tiêu dùng:
Lấy tiền đầu tư, sản xuất, KD Lý do khác: Lấy tiền để xây dựng:
Kiến nghị của người dân sau khi thực hiện QSDĐ:
... ... ...
Người phỏng vấn
PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN TỪ NHÓM CÁN BỘ QUẢN LÝ (Phục vụđề tài: “Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 2017-2020”)
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Họ và tên: ……… ………... 2. Đơn vị công tác: …………..…… ……..………..………..………..………..………... 2. Đơn vị công tác: …………..…… ……..………..………..………..………..………... 3. Trình độ:
Thạc sỹ: Trung cấp:
Đại học: Cao đẳng:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
(Dành cho cán bộđịa chính phường)
5. Tổng số trường hợp chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn giai đoạn 2017-2020 Tổng số vụ: ………. ; trong đó: Đất nông nghiệp:……… Đất ở:……… 6. Tổng số trường hợp thừa kế QSDĐ trên địa bàn giai đoạn 2017-2020
Tổng số vụ: ………. ; trong đó: Đất nông nghiệp:……… Đất ở:……… 7. Tổng số trường hợp tặng cho QSDĐ trên địa bàn giai đoạn 2017-2020