BẢN LUẬN CỨ

Một phần của tài liệu Kịch bản diễn án Dân sự số 09 Bà Trần Thị Thu và Công ty TNHH YD Việt Nam (Trang 28 - 31)

7. Công ty có gửi Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động cho bà Thu hay không?

BẢN LUẬN CỨ

(Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bà Trần Thị Thu là nguyên đơn trong vụ án “tranh chấp về xử lý lao động theo hình thức sa thải.” với bị đơn là Công ty TNHH YD Việt Nam )

Kính thưa:- Hội đồng xét xử; -Vị đại diện Viện kiểm sát;

-Thưa toàn thể Quý vị có mặt trong phiên tòa hôm nay.

Chúng tôi là Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Hà và Lê Văn Hải thuộc thuộc Công ty Luật TNHH Hà Hải – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Là Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là Bà Trần Thị Thu. Hiện nay vụ án đang được Tòa án nhân dân huyện AD thụ lý và giải quyết.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, qua phần hỏi công khai tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin được trình bày ý kiến bảo vệ cho nguyên đơn, như sau:

Thứ nhất, việc Công ty YD bố trí cho bà Thu công việc kế toán quản lý kho rác trong khi bà Thu đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là vi phạm nghiêm trọng BLLĐ.

Sau khi nghỉ sinh trở lại với công việc, Công ty YD đã mời Bà Thu trở lại làm việc và ban hành Quyết định số S008-14/QĐ ngày 30/12/2015 của Tổng Giám đốc công ty, bố trí công việc cho bà Thu từ Kế toán trưởng tại văn phòng sang làm kế toán phụ trách quản lý kho rác từ ngày 05/01/2016.

Tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật lao động năm 2012 quy định Công việc không được sử dụng lao động nữ: “Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh

đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành” và Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày

18/10/2013 Ban hành danh mục không được sử dụng lao động nữ trong một số công việc được quy định tại phần B danh mục áp dụng cho lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định tại Điều 158, BLLĐ 2012, lao động nữ được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản.

Như vậy, Công ty YD đã không bố trí công việc cho Bà Thu sau khi nghỉ chế độ thai sản (kể từ ngày 09/12/2015 đến ngày 05/01/2016), điều này đã vi phạm pháp luật lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Bà Thu.

Hơn thế, hành vi điều chuyển thân chủ tôi sang làm công việc khác tại kho rác là muốn gây áp lực với mục đích buộc người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

- Về việc tiến hành xử lý kỷ luật lao động thuyên chuyển vị trí làm việc đối với Bà Thu: Tại điểm d, khoản 4, Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Công ty YD biết rõ Bà Thu đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng vẫn tiến hành tổ chức cuộc họp xử lý kỉ luật với hình thức thuyên chuyển công việc, thay đổi nội dung trong Hợp đồng lao động mà không có sự thỏa thuận với Bà Thu. Việc làm trên của công ty YD vi phạm nghiêm trọng quy định Bộ luật lao động về việc bố trí, sắp xếp người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi phải làm việc tại kho rác nơi có môi trường làm việc rất ô nhiễm, không phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe hiện tại của thân chủ tôi.

Từ những căn cứ nêu trên cho thấy tất cả những hành vi của Công ty YD cho thấy sự thiếu tôn trọng, coi thường, xúc phạm người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật lao động hiện hành, đặc biệt là các quy định của pháp luật bảo vệ người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ hai, Công ty YD sa thải bà Thu căn cứ Biên bản xử lý kỷ luật ngày 20/3/2016 (BL27) là trái quy định của pháp luật.

Ngày 09/12/2015, sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản, bà Thu tiếp tục đến công ty để làm việc theo Hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đến cổng Công ty thì bảo vệ thông báo Ban lãnh đạo công ty chỉ thị không cho thân chủ tôi vào làm việc và hẹn ngày 15/12/2015 đến cuộc họp để làm rõ các sai phạm. Trong các cuộc họp có mặt thân chủ tôi, Ban lãnh đạo công ty YD không đưa ra được cơ sở và căn cứ chứng minh sai phạm.

Ngày 05/01/2016, thân chủ tôi có đến công ty theo Quyết định S008 – 14/QĐ ngày 30/12/2015, để yêu cầu Tổng giám đốc trả lời rõ về quyết định thuyên chuyển công việc nhưng bảo vệ đã ngăn chặn không cho thân chủ tôi vào làm việc, buộc thân chủ tôi phải ra về.

Ngày 20/3/2016, công ty YD đã tự ý lập biên bản xử lý kỷ luật lao động sa thải khi không có mặt thân chủ tôi, cũng không thông báo cho thân chủ tôi đến tham dự.

Tại các khoản 3, 4 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:

"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động”.

Trong quan hệ lao động, người lao động luôn yếu thế trước người sử dụng lao động. Công ty YD đã có những hành vi cố ý cản trở không cho người lao động đến làm việc, gây sức ép buộc thân chủ tôi phải nghỉ việc.

Công ty căn cứ Biên bản xử lý kỷ luật ngày 20/3/2016 sa thải thân chủ tôi là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Thứ ba, buộc công ty YD khôi phục mọi quyền lợi của Bà Thu theo quy định tại Hợp đồng lao động ký ngày 17/07/2006.

Đề nghị HĐXX xem xét, yêu cầu công ty YD phải bồi thường cho Bà Thu tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, bồi thường tiền lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động.

Cụ thể như sau:

1. Buộc công ty khôi phục mọi quyền lợi theo HĐLĐ ký ngày 17/7/2006 với mức lương 20.393.000 VNĐ, tổng cộng là 469.039.000 VNĐ, trong đó: - Toàn bộ tiền lương, BHXH, BHYT trong thời gian không được làm việc từ 9/12/2015 đến ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm 21/09/2017, tạm tính 21 tháng.

- 02 tháng tiền lương theo K1 Đ42 BLLĐ.

2. Hiện tại Bà Thu không có nhu cầu quay trở lại công ty YD nên ngoài khoản tiền trên còn phải bồi thường thêm 76.473.750 VNĐ, bao gồm:

- Tiền trợ cấp thôi việc căn cứ theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012 thì thời gian được hưởng trợ cấp từ 17/07/2006 đến 31/12/2009 là 3.5 năm x ½ x 20.393.000 đồng = 35.687.750 đồng;

- Bồi thường 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại khoản 3 điều 42 BLLĐ 2012 là 20.393.000 x 2 = 40.786.000 đồng; Tổng cộng các khoản tiền bồi thường là 545.512.750 VNĐ

Trên đây là toàn bộ những quan điểm của tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngyên đơn. Một lần nữa tôi kính đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, ban hành một bản án phù hợp với nội dung vụ việc, đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn HĐXX đã lắng nghe./.

TP - Mời vị Luật sư ngồi, mời Bà Thu bổ sung ý kiến phần tranh luận của Luật sư.

Bà Thu - Thưa Hội đồng xét xử, tạm thời tôi chưa có ý kiến bổ sung.

TP - Mời bà ngồi xuống

TP chủ tọa (ngồi)

Đề nghị luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn có ý kiến đối đáp lại với quan điểm của luật sư phía nguyên đơn.

LS bị Đơn

BẢN LUẬN CỨ

(Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty TNHH YD Việt Nam là bị đơn trong vụ án “tranh chấp về xử lý lao động theo hình thức sa thải” với nguyên đơn là Bà Trần Thị Thu)

Một phần của tài liệu Kịch bản diễn án Dân sự số 09 Bà Trần Thị Thu và Công ty TNHH YD Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w