KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu Bộ đề thi thử THPT quốc gia 2022 môn ngữ văn (Trang 26 - 38)

2 Phân tích đoạn thơ trong “Việt Bắc” Từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn thơ.

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể.

Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.

Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…

Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.

Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người

chơi …thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.

Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam

mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.

(Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188)

Câu 1: (0.5 điểm)Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: (0.5 điểm)Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều

thế hệ học trò”?

Câu 3: (1.0 điểm)Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát

chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?

Câu 4:(1.0 điểm)Theo anh (chị), tâm lý coi“Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…”có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?

Phần II: Làm văn: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.

Câu 2: (5.0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

(Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát vọng,SGKNgữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục,

năm 2008, trang 118)

Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao khi nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng

nàn và suy tư sâu lắng…”. (Sách giáo khoaNgữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang

ĐỀ SỐ 5

SỞ GD&ĐT Đ…………..

TRƯỜNG THPT ……..

(Đề thi có 2 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022Bài thi: NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu

Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân –Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1:Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.

Câu 2:Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.

Câu 3:Tại sao tác giả cho rằng:Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?

Câu 4:Rút ra thông điệp cho bản thân.

Phần II : LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề:Lòng tự tin

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

( Trích Tây Tiến –Quang Dũng)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời

ĐỀ SỐ 6

SỞ GD&ĐT Đ…………..

TRƯỜNG THPT ……..

(Đề thi có 2 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022Bài thi: NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark. Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.

Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.

(Theo Hal Urban,“Những bài học cuộc sống”,www wattpad.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(0.5 điểm)

Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói:“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”?(0.75 điểm)

Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng:Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực?(0.75điểm)

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ

hại và để lại một hậu quả khôn lường”hay không? Vì sao?(1.0 điểm)

Phần II: Làm văn:(7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người.

Câu 2: ( 5.0 điểm)

Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”

ĐỀ SỐ 7

SỞ GD&ĐT Đ…………..

TRƯỜNG THPT ……..

(Đề thi có 2 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022Bài thi: NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin,Bill Gates… không muốn để lại nhiều của

cải cho con cái?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “Có người… để tự chịu trách nhiệm” không? Vì sao?

Làm Văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu:Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

ĐỀ SỐ 8

SỞ GD&ĐT Đ…………..

TRƯỜNG THPT ……..

(Đề thi có 2 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022Bài thi: NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GỬI CON

…..

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi. …..

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

…..

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

Câu 1.Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2.Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:

“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.

Câu 3.Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

“Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

“Và hãy tin vào điều có thật: Con người – sống để yêu thương.”

Câu 2 (5,0 điểm):

Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều

Một phần của tài liệu Bộ đề thi thử THPT quốc gia 2022 môn ngữ văn (Trang 26 - 38)