Quan sát triệu chứng lâm sàng là khâu đầu tiên trong công tác chẩn đoán bệnh cho vật nuôi. Việc quan sát triệu chứng tuy không thể chẩn đoán đúng tất cả các bệnh một cách chính xác nhưng có thể nhận biết được một số bệnh như: hen, đậu,... đặc biệt là đánh giá được tổng quan tình trạng sức khỏe của đàn gà. Căn cứ vào quá trình thăm khám một số đàn gà trên địa bàn xã, qua việc quan sát triệu chứng lâm sàng của đàn gà. Đồng thời căn cứ vào số lượng khách ra cửa hàng hỏi bệnh, em đã tổng hợp lại và nhận thấy: gà trên địa bàn thị xã Phổ Yên đa số mắc một số bệnh sau: CRD, đầu đen và cầu trùng. Trong đó, gà biểu hiện triệu chứng bệnh CRD dễ chẩn đoán hơn bệnh cầu trùng và đầu đen. Các triệu chứng lâm sàng điển hình được trình bày cụ thể ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Các triệu chứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh
Tên bệnh Triệu chứng lâm sàng
Số lượng gà kiểm tra Số gà có triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%) CRD Gà khó thở, rướn cao cổ để thở 50 50 100
Chảy nước mắt, nước mũi 46 92,0
Viêm kết mạc mắt, mắt nhắm nghiền 32 64,0
Cầu trùng
Ủ rũ, xù lông, sã cánh
20
17 85,0
Gà gầy, bỏ ăn hoặc ăn ít 18 90,0
Phân sệt, có màu đỏ nâu, phân sáp
hoặc có máu tươi 20 100
Nằm tụm đống, kêu khác lạ 18 90,0 Đầu đen Ủ rũ, lông xù, sốt cao 40 40 100 Rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm 39 97,50
Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc
thâm tím 34 85,0
Bảng 4.4 cho thấy, bệnh CRD triệu chứng đầu tiên là vẩy mỏ, hen khẹc, khó thở, tiếp theo gà bị chảy nước mắt, nước mũi, nặng có thể gây viêm kết mạc mắt. Trong đó triệu chứng hen khẹc, khó thở 100% gà có biểu hiện.
Bệnh Cầu trùng gà: Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100% số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân sệt, có màu đỏ nâu, phân sáp hoặc lẫn máu tươi. Gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100% số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu, nên xác chết rất gầy. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80%.
Bệnh Đầu đen với 100% số gà quan sát có triệu chứng ủ rũ, lông xù, sốt cao (> 43OC). Tuy gà sốt rất cao nhưng 97,50% số gà cảm giác rét nên đứng im, rụt cổ, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm. Triệu chứng phân sáp vàng, sáp đen chiếm tỷ lệ 95%, nhưng nếu chỉ dựa vào triệu chứng thường rất khó chẩn đoán chính xác bệnh, vì khi đàn gà mắc bệnh đầu đen thường có hiện tượng đi phân sáp, sáp vàng, sáp đen, phân lẫn máu rất giống với bệnh cầu trùng. Mặt khác, biểu hiện sốt cao, lù rù, mặt hốc hác, tái nhợt có thể lẫn với bệnh ký sinh trùng đường máu hoặc một số bệnh khác tương tự. Vì vậy, cần dựa vào bệnh tích điển hình (ở manh tràng và gan) để chẩn đoán chính xác.