Một số bệnh thường gặp trong thời gian thực tập

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y hùng an của công ty cổ phần marphavet (Trang 25 - 34)

2.2.4.1. Bệnh Viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)

* Nguyên nhân

Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum Mycoplasma synoviae gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại… Bệnh có thể ghép với bệnh Newcastle, bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (IB), viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hoặc kết hợp với E. coli.

* Triệu chứng

Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [14] cho biết: những biểu hiện đầu tiên thường xuất hiện khoảng 4 - 17 ngày sau khi gây bệnh. Khi gà mắc bệnh nhìn tổng thể thấy đàn gà xao xác, xõa cánh, gà con, gà dò, gà đẻ đều thở khò khè. Theo dõi thấy đàn gà ăn uống giảm. Quan sát kỹ thấy gà chảy nước mắt, nước mũi, lúc đầu trong nhớt sau chuyển sang hồng hồng, sau lại đặc trắng lại như mủ. Khi bắt gà ta thấy gà thở rất mạnh nhưng quan sát kỹ gà rất khó thở, hay lắc đầu kèm theo tiếng thở phát ra là tiếng khẹc khẹc ướt.

Theo dõi gà ngủ thấy thở khò khè, còn khi gà ăn uống thỉnh thoảng thấy gà vẩy mỏ khẹt khẹt, phân gà hơi xanh hoặc hơi trắng (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2000) [16]

Gia cầm bệnh thường hắt hơi, ho khan, lắc đầu, vẩy mỏ và há mồm ra để thở. Niêm mạc mắt đỏ, xung huyết. Nước mắt quánh đặc dần sau biến thành fibrin tạo thành hạt lạc nổi lên giữa tròng mắt. Đôi khi viêm mù toàn mắt, lòng mắt bị đặc lại, gà bệnh bị mù.

Sau khi các xoang vùng đầu bị viêm thì các niêm mạc hầu, khí quản và các túi hơi liên thông với nó cũng bị viêm. Gà bệnh ngày càng khó thở, mào yếm tím bầm, kiệt sức rồi chết. Nhiều trường hợp gà bệnh chết sớm do ngạt thở.

* Bệnh tích

Đường hô hấp chứa đầy dịch viêm cata. Viêm xoang, phế quản, ngoại tâm mạc. Túi khí mờ đục. Trong túi khí hình thành các nang lympho. Chất bã đậu tích tụ trong túi khí khi phôi chết từ trong trứng.

Niêm mạc vùng thanh khí quản phù nề kèm theo xuất huyết, bị phủ một lớp dịch nhầy, đôi khi bịt kín cả phế quản. Có một số gà bị viêm khớp, mổ khớp gà ta thấy khớp gà bị sưng chứa nhiều dịch vàng loãng trong có nội chất đóng thành cục như bã đậu.

Theo Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2002) [5] cho biết, trong giai đoạn cấp tính, mổ ra thấy xoang mũi và khí quản tích đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng. Màng túi khí đục nhẹ và tăng sinh phía bên trong. Trong giai đoạn mãn tính, màng túi khí dày và đục trắng phồng như chất bã đậu nhão. Nếu có kế phát các bệnh khác như E. coli thì trên bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bao xung quanh phúc mạc đều thấy tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột.

Trong phôi gà bị chết do lấy trứng ấp từ những gà giống bị nhiễm CRD, phôi thường chết trước khi nở, ở túi khí của phôi có những chất dịch nhầy như bã đậu màu trắng.

* Chẩn đoán

- Dựa vào đặc điểm dịch tễ của bệnh: mùa phát bệnh, tuổi gà… - Dựa vào bệnh tích mổ khám.

* Điều trị

Công ty Marphavet khuyến cáo sử dụng phác đồ điều trị bệnh hen gà như sau:

Phác đồ 1: Sử dụng CRD-Cyco 2 g/ lít nước uống tương đương 1 g/ 4-5 kg TT. Kết hợp với điện giải gluco K - C.

Phác đồ 2: Sử dụng enro 20% 1 ml/3 lít nước uống tương đương 1 ml/ 12 – 15 kg TT. Kết hợp với paramar 20% 1 g/6 – 10 kg TT/ngày. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

Phác đồ 3: Sử dụng doxycycline 1 g/2 lít nước uống tương đương 1g/8 – 10 kg TT kết hợp với Marphasol thảo dược 1 – 2 g/lít nước uống. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Phòng bệnh

Thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi định kỳ, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ. Nhỏ đầy đủ vắc xin ND-IB-ILT theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nâng cao sức đề kháng, chống nóng, chống stress cho gia cầm bằng một trong các chế phẩm sau: Marphasol thảo dược, Điện giải gluco k - c, 39 Vita- Amin, Sorbitol Complex…

Dùng các thuốc kháng sinh phòng bệnh định kỳ mỗi tháng từ 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 2 - 3 ngày, cách nhau 7 - 10 ngày. Đây là cách phòng bệnh rất hiệu quả và kinh tế. Chọn một trong số các kháng sinh sau: Doxy-Tylan, licomix, tikosyn mix, doxy-colis… dùng theo liều khuyến cáo phòng bệnh của nhà sản xuất.

2.2.4.2. Bệnh Cầu trùng gà (Coccidiosis Avian)

Theo Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) [15], bệnh cầu trùng gà là bệnh rất phổ biến và được xem là một trong những bệnh gây tác hại lớn trong

chăn nuôi. Ở Việt Nam bệnh rất phổ biến trên đàn gà nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và kể cả gà thả vườn.

Bệnh cầu trùng gà là bệnh gây ra do các loài cầu trùng thuộc giống

Eimeria, rất phổ biến ở gà con từ 1 - 2 tháng tuổi với triệu chứng điển hình:

viêm ruột xuất huyết.

* Nguyên nhân: Mầm bệnh là các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria.

Hiện nay, đã có 12 loài được xác định là tác nhân gây bệnh cầu trùng cho gà được xếp vào họ Eimeriidae, trong đó loài gây bệnh chủ yếu là:

+ Eimeria tenella: Hình bầu dục, kích thước 19 - 26 x 6 - 22 , ký sinh ở

manh tràng của gà, có độc lực cao, gây bệnh chủ yếu cho gà con 1 tháng tuổi, noãn nang thành thục trong 48 giờ; có thời kỳ nung bệnh 4 ngày sau khi nhiễm vào gà.

+ Eimeria necatrix: Hình bầu dục, đôi khi hình tròn, kích thước 12 - 75

x 22,1 micromet, có độc lực gây bệnh rõ rệt, thành thục trong 24 giờ, ký sinh ở phần giữa ruột non, gây bệnh cho gà con ở lứa tuổi 1,5 - 2,5 tháng.

+ Eimeria mitis: Hình cầu, kích thước 14 -19 x 13 – 17 micromet, ký

sinh ở phần tá tràng và sau tá tràng của ruột non, thành thục trong 48 giờ; thời kỳ nung bệnh ở gà là 4 ngày.

+ Eimeria acervulina: Hình trứng, kích thước 17 - 20 x 13 -16 micromet,

ký sinh ở phần tá tràng, độc lực yếu, ít gây bệnh; thành thục sau 20 giờ, thời kỳ nung bệnh ở gà là 3 ngày.

+ Eimeria maxima: Hình bầu dục, ký sinh trong ruột non, gây dày thành

ruột và giãn ruột; kích thước 25 - 38 x 18 - 26 micromet, có độc lực gây bệnh, thành thục từ 1,5 - 2 ngày; thời kỳ nung bệnh ở gà là 6 ngày.

+ Eimeria brunetti: Hình bầu dục, đôi khi hình tròn, kích thước 15,9 -

27,2 x 14 - 20,4 micromet, ký sinh ở một phần ba ruột, ít gây bệnh; thành thục trong 24 - 36 giờ.

* Triệu chứng

Bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện bằng triệu chứng đặc trưng nhất là ỉa chảy, có máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, thần kinh không vững, gầy, yếu sức, gà thường tụ lại thành nhóm. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nhiễm từ môi trường và loài Eimeria nhiễm, trạng thái sức khoẻ cơ thể gà.

Thời kỳ nung bệnh 4 - 5 ngày, triệu chứng phát ra thường trùng với sự phát triển các thể phân lập đời 2 trong cơ thể gà bị nhiễm.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [12], bệnh có 2 thể cấp tính và mãn tính - Thể cấp tính: Bệnh diễn biến từ vài ngày đến 2 - 3 tuần lễ thường thấy ở gà con. Lúc đầu con vật lờ đờ, kém nhanh nhẹn, lông dựng đứng, ít ăn, phân dính quanh hậu môn. Tiếp theo do hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ, cơ thể bị trúng độc nặng thêm, vận động không bình thường mất thăng bằng, cánh gà bị tê liệt, uống nhiều nước, diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn. Thiếu máu, niêm mạc và mào nhợt nhạt, con vật gầy dần, phân loãng như nước có lẫn máu. Giai đoạn cuối con vật bị tê liệt, sau đó bị chết (tỷ lệ chết từ 50% trở lên). Tỷ lệ gà chết nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc quản lý, thức ăn, sức đề kháng của con vật đối với cầu trùng, cường độ nhiễm cầu trùng...

- Thể mãn tính: thường thấy ở gà dò từ 4 - 6 tháng tuổi hoặc gà trưởng thành. Triệu chứng lâm sàng về cơ bản giống thể cấp tính nhưng không rõ và không điển hình như trên. Bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Gà gầy còm dần, chân và cánh bị tê liệt nhẹ, lượng trứng đẻ giảm, thỉnh thoảng bị kiết lỵ, rất ít gà bị chết.

* Bệnh tích: Xác gà gầy xơ xác, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân dính

bết vào lông xung quanh hậu môn. Thường chất chứa trong ruột có lẫn máu. Bệnh tích thấy chủ yếu ở ruột, các cơ quan khác không có bệnh tích rõ. Mức độ và vị trí biến đổi ở ruột có liên quan tới loài cầu trùng ký sinh:

+ E.tenella: bệnh tích chủ yếu ở manh tràng. Ở xác gà bị bệnh cấp tính thấy hai manh tràng sưng to, màu đen, cắt ra thấy xoang manh tràng chứa đầy cục máu hoặc trong chất chứa có lẫn máu màu nâu, niêm mạc manh tràng dày lên hoại tử.

+ E.necatrix: bệnh tích chủ yếu ở đoạn giữa ruột non, ruột sưng to, thành

ruột dày lên, chất chứa ở ruột màu hồng nhạt hoặc màu xám, thỉnh thoảng có lẫn cục máu.

+ E.maxima: Đoạn giữa ruột non trương to chứa đầy dịch nhầy lẫn máu,

niêm mạc dày lên và có nhiều điểm xuất huyết.

+ E.acervulina: Có vết trắng khắp ruột, nhưng nặng ở van manh tràng.

Niêm mạc ruột xuất huyết.

+ E.brunetti: Tổn thương đoạn cuối ruột non và vùng gần manh tràng.

Niêm mạc ruột dày lên và mất máu. Bề mặt niêm mạc bị bào mòn.

* Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào những triệu chứng của gà bị bệnh. - Dựa vào đặc điểm dịch tễ của bệnh: mùa phát bệnh, tuổi gà… - Mổ khám gà bệnh để kiểm tra bệnh tích ở ruột.

* Điều trị

Công ty Marphavet khuyến cáo sử dụng phác đồ điều trị bệnh cầu trùng như sau:

Phác đồ 1: Colicoc 5 - 10ml/1 lít nước uống kết hợp với 39 Vita-Amin 1g/2 - 3 lít nước uống.

Phác đồ 2: Coli 102 2 g/lít nước tương đương 1 g/5 – 7 kg TT kết hợp với biotin B2B5 50 g/80 kg thức ăn. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

Phác đồ 3: Diclazuril 1 g/lít nước tương đương 1 g/10 – 12 kg TT kết hợp với marphasol thảo dược 1 – 2 g/lít nước. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

Phác đồ 4: A to z mar 1 g/3 - 4 lít nước tương đương 1 g/15 – 20 kg TT/ngày kết hợp với sorbitol-mar 1 g/1,5 - 2,5 lít nước uống.

Phác đồ 5: Marcoc E.coli 1 g/12 – 15 kg TT/ngày tương đương 1 g/2 lít nước uống kết hợp với men tiêu hóa 100 g/300 kg thức ăn. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Phòng bệnh

Vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ. Vắc xin phòng bệnh này chưa được áp dụng phổ biến và chi phí cao nên người ta ít dùng. Dùng các thuốc có thành phần sulfadimethoxine, toltrazuril, sulfaquinoxaline phòng bệnh định mỗi tháng từ 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 2 - 3 ngày, cách nhau 7 - 10 ngày. Đây là cách phòng bệnh rất hiệu quả và kinh tế. Chọn một trong số các loại thuốc sau: Amox - colis, doxy - tylan, methocin… dùng với liều phòng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

2.2.4.3. Bệnh Đầu đen (Histomoniasis)

* Nguyên nhân

Bệnh đầu đen có tên khoa học là Histomoniasis, do một loại đơn bào

Histomonas Meleagridis gây ra chủ yếu trên gà thả vườn giai đoạn 3 - 14 tuần

tuổi với tỷ lệ chết cao lên đến 80 - 90 %. Bệnh gây nhiều thiệt hại vì thường chẩn đoán sai hoặc nhầm sang bệnh cầu trùng hoặc viêm ruột hoại tử… Mặt khác, khi phát hiện ra bệnh thì dùng thuốc không đúng vì đa số các loại kháng sinh đang có trên thị trường đều không điều trị được bệnh này.

* Triệu chứng

Theo Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002) [1] sau khi nhiễm đơn bào H. meleagridis 9 - 10 ngày, gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

Gà 3 - 12 tuần tuổi tỷ lệ và cường độ nhiễm H. meleagridis cao, có triệu chứng điển hình và tỷ lệ chết lên tới 70 - 90%. Những dấu hiệu lâm sàng phát triển sau 12 - 15 ngày nhiễm bệnh và chết sau 15 - 21 ngày. Gà mắc bệnh đột

ngột sốt cao 43 - 44OC, đứng ủ rũ, hai mắt nhắm nghiền, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lông xù, vùng lỗ huyệt lông bết và bẩn do bị tiêu chảy, phân màu lưu huỳnh (Mcdougald L. R., 2008 [31]).

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tuần tuổi và phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Bệnh thể hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính

+ Thể cấp tính

Bệnh xảy ra đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dạng rộng chân, sã cánh, xù lông, bỏ ăn sốt cao 43 – 44OC, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt, vài ngày sau tiêu chảy ra máu hoặc phân lẫn máu rất giống bệnh cầu trùng. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xanh rồi chuyển sang xanh đen, nhìn thấy rõ nhất ở gà tây.

Gần cuối giai đoạn bệnh, thân gà giảm mạnh xuống dưới mức bình thường (38 – 39OC) nên gà cảm thấy rất lạnh. Vì vậy, cho dù bệnh xảy ra trong các tháng mùa nóng, nhưng những gà bệnh vẫn tìm nơi có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng đèn để sưởi ấm, mắt nhắm nghiền, đứng im không cử động, đầu rúc vào nách cánh. Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất ốm, chúng liên tục run rẩy hoặc co giật rồi chết do suy nhược cơ thể.

Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng kéo dài, làm cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm nhưng thực chất tỷ lệ chết rất cao 80 – 95% nếu không điều trị kịp thời.

+ Thể mãn tính

Cũng có các triệu chứng đặc trưng như thể cấp tính nhưng cường độ biểu hiện yếu vì thế chúng ta có thể quan sát thấy thể trạng đàn gà lúc tốt, lúc xấu.

Bệnh kéo dài 2 - 3 tuần, gà bị chết vì suy nhược, tự nhiễm độc hoặc chết do bệnh kế phát.

* Bệnh tích

Theo Mcdougald L. R. (2005) [30], gia cầm bị bệnh đơn bào H. meleagridis bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng.

- Bệnh tích ở manh tràng: Manh tràng lúc đầu phồng to, dài hơn, bề mặt trong trở nên sần sùi, chất chứa có nhiều máu loãng như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng, sau đó chuyển sang có màu vàng xám, thành manh tràng rắn chắc. Chất chứa trong manh tràng có màu trắng hoặc nâu đỏ do dịch thẩm xuất chứa fibrin đóng quánh cùng các tế bào viêm khác nhau bị chết tạo nên một lõi rắn chắc màu trắng xám, vì thế người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột. Rất nhiều trường hợp 2 manh tràng dính chặt vào nhau hoặc 1 trong 2 manh tràng dính chặt vào các cơ quan nội tạng hoặc phúc mạc bụng.

- Bệnh tích ở gan: Gan sưng to gấp 2 – 3 lần, viêm xuất huyết, hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho bề mặt gan như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng, hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của bệnh Marek.

* Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào những triệu chứng của gà bị bệnh. - Dựa vào đặc điểm dịch tễ của bệnh: mùa phát bệnh, tuổi gà…

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y hùng an của công ty cổ phần marphavet (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)