KHOÁNG SẢN CÓ ÍCH

Một phần của tài liệu Đo vẽ bản đồ địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn (Trang 47 - 50)

Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc và đo vẽ bản độ địa chất chúng tôi đá tiến hành thu nhập thông tin tài liệu về khoáng sản và nghiên cứu về vấn đề này. Dựa vào các tài liệu thu thập, dựa vào nguồn gốc và công cụ khoáng sản chúng tôi đã chia khoáng sản trong vùng thành các loại: khoáng sản kim loai, phi kim loại và nhiên liệu cháy.

I. Kim loại màu.

Khoáng sản kim loại màu nổi bật trong vùng là nhôm, nhôm trong thành phần quạng bauxit Al2O3 và Al(OH)3 . Bauxit trong vùng thuộc dạng vỉa và có dạng tảng lăn có quy mô trung bình và chất lượng tốt.

Khoáng sản kim loại màu thứ hai là vàng, vàng trong vùng ở dạng sa khoáng.

1. Bauxit

Bauxit dạng vỉa : có ở Quán Lóng, bauxit có màu xám ghi trong phần chủ yếu là oxit và hydroxit nhôm hàm lường Al2O3 khá lớn, có cấu trúc hạt mịn, cấu tạo phân lớp, hát đều, thành phần cơ bản là gipxit, bowmit, diaspo. Phân tích thành Phần ( % ) hoá học có SiO2: 4,45 ; Fe2O3: 27,6 ; Al2O3. Bauxit dạng vỉa có chiều dày từ 20-30cm nằm dốc về phía TN 220/35 tuy nhiên trữ lượng quặng ở đây không lớn. Về địa tầng bauxit nằm dưới hệ tầng Đồng Đăng tuổi Pecmi muộn

( P3).

Bauxit dạng tảng lăn: phân bố ở Tam Lung, ở đây Bauxit thuộc loiaj deluvi, eluvi, với các tẩng từ nhỏ tới lớn kích thước vài mét. Bauxit có màu đỏ, đỏ máu, đỏ nâu, tím, phớt vàng. Quạng có kiến trúc hạt mịn có cấu tạo khối. Trữ lượng hàng vạn tấn nhưng phân bố rải rác, bauxit đang được sử dụng để làm phụ gia ximang. Về nguồn gốc bauxit tảng lăn được pha ra từ các vỉa, các khối trong hang động karst của hệ tầng Bắc Sơn. Khi có vận động nâng lên, vỉa nâng lên bị phá, bị lôi cuốn sang hai bên địa hình thấp hơn và hiện tại là khu vực Tam Lung. Sau đó đến lượt đá vôi bị hoà tan, xâm thực

bóc mòn tạo địa hình thấp dần thung lũng như hiện nay, bauxit tiếp xúc với nước, không khí, ánh sáng nó bị tạo phong hoá có màu đỏ sặc sỡ.

2. Vàng và sa khoáng

Vàng và sa khoáng trong vùng phân bố dọc theo sông và một số bồi của sông Kỳ Cùng. Vàng dạng vảy hạt nhỏ lẫn trong đất cát, cuội sỏi. Vàng ở đây thuộc dạng tự sinh cơ bản đơn chất. Tuy nhiên hàm lượng và trữ lượng không đán kể.

II. Kim loại đen

Quặng mangan phân bố ở một số vùng một số nơi như Bắc suối Lauti, Quán Lóng, quặng ở dạng kết, kết vón có kích thước từ vài mm đến 10 mm màu nâu đen hơi nhẹ trong tầng sét quặng có nguồn gốc phong hoá đá vôi giàu mangan có chiều dày từ 2- 10cm có nơi dày hơn. Các kết hạch này thường lẫn sét màu vàng thường có nguồn gốc từ sét phong hoá terarossa. Tuy nhiên do quặng phân tán lên hiệu quả khai thác và sử dụng không cao.

III. Khoáng sản phi kim loại

Khoáng sản phi kim loại gồm đá vôi, sét cao lanh, sét phong hoá, đá xẻ, cuội, sỏi,….

1. Đá vôi

Là khoáng sản phi kim loại nổi bật có vai trò to lớn trong vùng, đá vôi đã và đang được khai thác sử dụng, đá vôi chủ yếu thuộc hệ tầng Bắc Sơn sau đó là hệ tầng Đồng Đăng và hệ tầng Kỳ Cùng.

Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn: đây là đá vôi chất lượng tốt hàm lượng CaO trên dưới 40%, trữ lượng lớn, phần lộ cơ bản nàm ở Tam Thanh, Nhị Thanh, là danh lam không được phép khai tahcs tuy nhiên trữ lượng ở một số nơi cũng đáp ứng được nhu cầu sản xuất xi măng với sản lượng 60,000 tấn trên năm.

Đá vôi hệ tầng Kỳ Cùng: phân bố chủ yếu ở phía Tây vùng nghiên cứu và ở Nà Chuông, đá vôi lần nhiều sét chất lượng không cao, phân lớp mỏng, ít có giá trị công nghiệp.

Sét: sét trong vùng có hai nguồn gốc chính là sét phong hoá và sét trầm tích. Sét phong hoá: có giá trị nhất là sét kết, bột kết cảu hệ tầng Nà Khuất. Các khu khai thác sét này gặp nhiều ở phía Đông công ty Hợp Thành gồm cầu Nất trên đường đi Lộc Bình, sét dẹo mịn đáp ứng như cầu làm gạch ngói bên canh đó sét còn có sét phong hoá từ Ryolit tuy nhiên loại này có chất lượng kém hơn.

Sét trầm tích: có giá trị kinh tế lớn nhất nằm trong hệ tâng Na Dương phân bô xung quanh nhà mày Hợp Thành. Sét ở đây có màu tráng phớt vàng, loang nổ, dẹo mịn, làm gạch ngói khá tốt.

Đá ca cắt: là đá ryolit ở hệ tầng Khôn Làng phân bố ở phía Tây, Tây Bắc. Đá có màu xanh, rắn chắc, ít nứt nẻ, đáp ứng nhu cầu làm đá ốp lát.

Sỏi cuội, cát: đây là vật liệu vụn phân bố dọc song Kỳ Cùng, suối KiKét và suối Na Sa thành phần cơ bản của chúng là thạch anh có chất lượng khá, đáp ưng nhu cầu làm vật liệu xây dưng.

IV. Khoáng sản nhiên liệu

1. Than Pecmi muội: có ở khu vực Chùa Tiên, than có dạng lớp kongr màu đen nâu, than ở dây thuộc dạng antxit và ban antraxit trữ lượng không đáng kể.

2. Than Neogen:trong vùng than neogen nằm ở hệ tầng Na Dương,than ở đây thuộc dạng vỉa,dài mỏng trữ lượng không đáng kể một khoáng sản khác cũng có vai trò to lớn trong vùng nghiên cứu đó là nước ngầm. Nguồn nước chủ yếu trong hang karst trữ lượng nghiên cứu đó là nước ngầm. Nguồn nước chủ yếu trong hang karst trữ lượng động 15,000 – 20,000 m3/ngày hiện đang khai thác 12,000 m3/ngày.

Đây là nguồn tài nguyên cần bảo vệ và khai thác phục vụ nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Đo vẽ bản đồ địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w