CHƯƠNGVII ĐỊA MẠO

Một phần của tài liệu Đo vẽ bản đồ địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn (Trang 32 - 37)

ĐỊA MẠO

Vùng TP Lạng Sơn thuộc vùng đồi núi thấp ở Đông Bắc nước ta, nơi đây có địa hình đồi núi, núi đá vôi, thung lũng và đồng bằng được cấu thành bởi các trầm tích lục nguyên carbonat, đá phun trào, phát triẻn trên cấu trúc dạng phức nếp lồi thành tạo từ kỷ cacbon đến nay. Vùng ghiên cứu trải qua chế độ lục địa lâu dài trong dới khí hậu nóng ẩm mư nhiều thuận lợi cho quá trình xói mòn, hòa tan, xâm thực thành tạo các kiểu địa hình có nguồn gốc khác nhau. Do các thnàh tạo carbonat hệ tầng Bắc Sơn có tuổi cổ nhất có vai trò nhận dạng các nếp uốn và nằm trong các điều kiện không gian thời gian đã nêu. Mà đây là nơi các đá bị hòa tan, xâm thực bóc mòn mạnh nhất tạo nên dải thung lũng thấp nhất trong vùng nghiên cứu, càng xa trung tâm các đá càng trẻ hơn tạo thành địa hình đảo ngược rất đặc trưng. Trên cơ sở đã trình bày thấy rõ địa hình ở đây có mối quan hệ chặt chẽ với thành phần đất đá với cấu trúc địa chát kiêns tạo trẻ. Và với điều kiện trong điều kiện tổng hòa các mối quan hệ ở trên đá hình thành tại đây là kiểu địa hình nguồn gốc hình thái đặc trưng đó là : - Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn

- Kiểu địa hình Karst - Kiểu địa hình tích tụ

1. Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn

Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu trên các đồi núi tháp xung quanh thành phố Lạng Sơn. Đây là kiểu địa hình có diện tích lớn nhất trong toàn vùng nghiên cứu nh. Phần lớn kiểu địa hình này là đồi, núi thấp xen các thung lũng nhỏ kéo dài hoặc dạng phức tạp. Mức độ phân cắt và cường độ phân cắt ngang ở mức độ trung bình do mật dộ sông ở đây khá lớn.

Trên cơ sở nghiên cứu mức độ và đặc điểm bóc mòn, vận động kiến tạo, chúng tôi chia kiểu địa hình này làm hao phụ kiểu sau:

- Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn mạnh - Phụ kiểu dịa hình xâm thực bóc mòn yếu. a, Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn mạnh

Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở các đồi cao và các núi thấp thuộc các dải nâng tương đối mạnh. Chúng được phân bố ở phía Bắc Nà Chuông và phía Tây Chùa Tiên.

Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hình này là các đá phụn trào ryolit, đá trần tích cát kết, bột kết, cuội kết của hệ tầng Khôn Làng, Lạng Sơn, Mẫu Sơn. Cấu trúc địa chất phần lớn là cấu trúc đơn nghiêng, nếp uốn và nếp lõm nhỏ. Độ nứt nẻ của đá không lớn tạo điều kiện cho độ vững cho độ cao của địa hình có dạng dốc.

Đặc điểm chính của phụ kiểu địa hình này là: độ dốc địa hình không lớn khoảng từ 20-30, vó phong hoá mỏng có chỗ lộ ra đá gốc, sườn địa hình phần lớn là dạng lồi.

Quá trình xâm thực bóc mòn này phát triển manh dạng chữ V ở phía Đông Bắc và Tây bắc của vùng nghiên cứu, vì vậy mà phụ kiểu địa hình này có nhiều đặc điểm để phân biệt với các kiểu mà phụ kiểu khác của nó.

b, Phụ Kiểu xâm thực bóc mòn yếu

Phụ kiểu địa hình này phát triển trên các dải đồi, đồi thấp xung quanh thành phố Lạng Sơn, nằm gần trung tâm hơn kiểu địa hình xâm thực bóc mòn mạnh. Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hình này là cát kết, bột kết, sét kết, sạn kết và đá phun trào ryolit thuộc hệ tàng Đồng Đăng, Lạng Sơn, Kỳ Cùng, Khôn Làng, Nà Khuất, Mẫu Sơn. Cấu trúc chủ yếu là các nếp uốn nhỏ, thoải, đơn nghiêng. Địa hình của phụ kiểu này là cấc đồi thoải có góc dốc nhỏ vừa từ 15- 300. Đỉnh đồi thường tròn hoặc vuông, vỏ phong hoá phát triển mạnh. Do địa hình đồi thoải và khí hậu nóng ẩm nên vỏ phong hoá dầy, từ vài mét đến vài chục mét. Đây cũng là điều kiện thuận cho thực vật phát triển trên kiểu địa hình này.

2. Kiểu địa hình Karst

Kiểu địa hình này được hình thành do quá trình hoà tan đá vôi dưới tác dụng của nước, cácbonic và các yếu tố khác.

Kiểu địa hình này được phân bố ở thung lũng Lạng Sơn ứng với dạng nhân phức nếp lồi, nó còn phân bố ở một số nơI khác. Do đặc điểm cấu trúc các lớp đá vôi nhất là các khe nứt, đứt gãy nên điều kiện hòa tan phát triển không đồng đều, một số phát triển khá mạnh nên địa hình thấp dạng thung lũng, một số khác chuă bị hòa tan còn sót lại dưới dạng các núi , dảI núi , khối núi đá vôI như ở Tam Thanh, Nhị Thanh, Phai Vệ…

Dựa vào các đặc điểm riêng của địa hình chúng ta có thể chia kiểu địa hình này thành hai phụ kiểu khác nhau:

- Phụ kiểu địa hình núi sót - Phụ kiểu địa hình bồn địa Karst

a, Phụ kiểu địa hình bồn địa Karst

Phụ kiểu địa hình bày có diện tích lớn hơn phụ kiểu địa hình núi sót Karst. ứng với bề mặt đồng bằng - thung lũng Lạng Sơn, bề mặt phát triển một số gò đồi, một số dải thấp ở sông suối.

Các gò đối rộng hàng chục hecta, thoảI và cao hơn địa hình xung quanh, trên bề mặt gò đồi phần lớn là các lớp tàn tích do phong hóa đá vôi thành sét màu vàng, nâu vàng. Lớp phủ này dày khoảng vài chục cm có chỗ đến vài mét. Trên các dảI thấp xuất hiện ở Đồng Bằng lớp sét và có dạng phễu Kasrt hoặc lòng bồn địa Kart có diện tích vài trăm mét vuông đến vài nghìn mét vuông, địa hình ở những nơi này thấp và trũng. Một số nơi là ao, hồ nhỏ phát triển có quy mô rõ rệt. Các dải thấp thường là dảI sụt võng Karst phát triển dọc theo đứt gãy phần lớn có phương TB-ĐN. Bồn địa ở đây là nơI trung tâm thành phố do đó vấn đề nước ngầm , biến dạng kiến tạo , các quá trình ngoại sinh cần được nghiên cứu, đánh giá đúng mức.

b,. Phụ kiểu địa hình núi sót Karst

Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở rìa phía Tây thành phố Lạng Sơn, tập trung ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh sau đó là khu vực chùa tiên . Phần lớn là các núi hoặc khối đá vôi có độ cao tương đối trên dưới 100m. Bề mặt các núi có dạng lởm chởm tai mèo sắc nhọn , sườn, vách đá vôI khá dốc, dốc đứng ở nhiều chỗ như phía Tây động Nhị Thanh, vách đá vôI định hướng hoàn toàn theo khe nứt lớn dóc đứng kéo dài ở chân núi thường có dạng các hang bậc và dấu vết ăn mòn của nước suối, hồ.

Trong các núi đá vôI thường gặp các hang hốc lớn, tiêu biểu là hệ thống hang Tam Thanh, Nhị Thanh, ở đây có 4 bậc hang:

- Hang bậc một thường có quy mô dạng đường ống lưu thông tốt nằm sát mặt đất.

- Hang bậc hai nằm cao hơn hang bậc một từ 5-12m. Bậc hang này thường có các chuông đá, nhũ đá vôi tạo ra những hình tượng và cảnh đẹp, một số nơi trở thành các danh lam thắng cảnh lý tưởng như hang Tam Thanh, Nhị Thanh. - Hang bậc ba cao hơn hang bậc hai khoảng 10-15m, có thấy được ở khu vưc Tam Thanh- Nhị Thanh.

- Hang bậc 4 cao hơn hang bậc 3 từ 15-20m , sự bảo tồn kém.

Sự có mặt của các bậc hang phản ánh vận động thăng trầm ở đây.Núi Pha Vệ có cấu trúc đơn nghiêng dạng tháp nón biểu thị cho vận động nâng mới yếu hoặc tĩnh tương đối. Ở Nhị Thanh núi Karst có dạng tháp biểu hiện cho sự vận

động hạ mới tương đói.

Từ hình dạng núi Kast ở mức độ nhất định cho phép chúng ta dự đoán hướng của các dòng ngầm Karst dưới sâu.

3. Kiểu địa hình tích tụ

Đây là kiểu địa hình được thành tạo do quá trình tích tụ các vật liệu trầm tích trẻ Đệ Tứ trong khu vực. Chúng phân bố dọc sông Kỳ Cùng và các suối trong vùng nghiên cứu.

Dựa vào nguồn gốc loại hình vật liệu tích tụ chúng ta chia thành hai phụ kiểu địa hình sau:

- Phụ kiểu tích tụ thường xuyên - Phụ kiểu tích tụ hỗn hợp

a, Phụ kiểu tích tụ thường xuyên

Kiểu địa hình này được thành tạo do tích tụ các vật liệu bồi tích của sông Kỳ Cùng và các suối trong vùng. Phụ kiểu địa hình có diện tích phân bố rộng ở phía Nam thành phố. Bề mặt kiểu địa hình này là đá tích tụ sét pha, cát pha, cát, sỏi, cuội thành tạo ở kỷ Đệ Tứ.

Do vận động kiến tạo nâng, hạ mà hình thành bốn dạng địa hình đặc trưng của phụ kiểu địa hình này:

- Thềm bậc một - Thềm bậc hai - Thềm bậc ba - Bãi bồi

Thềm bậc một

Thềm này có diện tích lớn nhất trong phụ kiểu địa hình tích tụ thường xuyên, phần lớn là xã Mai Pha.

Bề mặt thềm khá bằng phẳng, ít thay đổi, phủ lớp sét pha, cát pha, màu hồng, nâu sẫm, chiều dày từ vài mét đến hơn chục mét. Mặt thềm cao hơn mực nước sông từ 6-12m. Đây là diện tính canh tác lớn nhất của dân địa phương còn số khác là khu nhà ở dân cư.

Thềm bậc hai

Thềm này có diện tích không đáng kể, phân bố chủ yếu ở Nà Chuông và một số các nơi như ven đền thờ Trần Hưng Đạo, liền kề với thềm bậc một. Độ cao của thềm bậc hai so với thềm bậc một khoàng 5-7m, bề mặt không bằng

phẳng, đôi chỗ lồi lõm hoặc bị phân cắt. Trên bề mặt là lớp cuội lẫn sét, cuộn có kích thước từ 4-6cm tròn cạnh, thành phần chủ yếu là thạch anh. Sét thường

có màu vàng nhạt, phớt xám lẫn cát bột kết.

Thềm bậc hai là thềm hỗn hợp có tuổi Pleistoxen.

Thềm bậc ba

Thềm bậc ba phân bố ở khu vực Nà Chuông, phía Thác Trà. Bề mặt thềm bị thay đổi do bóc mòn, trên bề mặt thềm bậc ba ở khu vực Nà Chuông phủ lớp đá cuội khá cuội khá lớn, cuội tảng khá tròn cạnh, thành phần chủ yếu là thạch anh.

Bài bồi

Phân bố dọc hai bên bờ sông Kỳ Cùng, bãi bồi rộng từ 50m đến hàng trăm met, dài từ 200-500m, độ cao so với mực nước sông hiện tại từ 0.5-1.0m. Bề mặt bãi bồi có dạng lượn sóng, thoải, hơi nghiêng về phía lòng sông. Cấu tạo nên các bãi bồi chủ yếu là trầm tích bởi rời, cuội, sỏi, cát, sét, kích thước từ 5- 10cm, độ mài mòn kém trung bình.

Bãi bồi dễ bị ngập nước vào mùa mưa,dễ bị thay đổi về đặc điểm bề mặt. Bãi bồi có thể được thành tạo vào Holoxen muộn.

b, Phụ kiểu địa hình tích tụ hỗn hợp

Đây là kiểu địa hình phân bố ở cấc thung lũng lớn có suối chảy qua. Trong vùng nghiên cứu thì kiểu địa hình phân bố ở thung lũng Na Sa, Nà Chuông và phía Tây Bản Cằm. Thành tạo nên phụ kiểu địa hình này là các vật liệu trầm tích do dòng tạm thời, dòng thường xuyên, dòng suối. Các vật liệu chủ yếu là sét pha, cát pha, mảnh vụn, cuội, sỏi, sạn. Nhìn chung các vật liệu này có độ chọn lọc, mài mòn ở mức độ trung bình hoặc yếu.

Bề mặt ở đây tương ứng thềm bậc một sông Kỳ Cùng dự kiến tuổi Holoxen sớm có chỗ bề mặt không đều, dạng lõm ở giữa đã được dân địa phương canh tác ở dạng ruộng bậc thang. Vật liệu trầm tích ở đây chủ yếu là sét pha, cát pha và một ít mảnh vụn. Bề mặt thung lũng này có tuổi đầu Holoxen.

CHƯƠNGVIII

Một phần của tài liệu Đo vẽ bản đồ địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w