BIDV Nam Đồng Nai có mô hình tổ chức 9 phòng, biên chế 90 cán bộ, tuổi đời bình quân 32,3 thấp hơn bình quân toàn hệ thống, số lượng Nam: 42 chiếm 46%, số lượng Nữ: 48 chiếm 54%, có 32 đảng viên. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Nam Đồng Nai và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Hình 4. 1: Sơ đồ tổ chức tại BIDV Nam Đồng Nai
(Nguồn hòng Qu n lý nội bộ BIDV Na Đồng Nai)
a) Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc
Giám đốc là người điều hành tất cả các hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vị hoạt động của đơn vị. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn bộ Chi nhánh.
b) Chức năng nhiệm vụ Phòng KH cá nhân
Phát triển Khách hàng Bán lẻ: Nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện tăng số lượng khách hàng; Triển khai các sản phẩm của ngân hàng như: tín dụng, tiền gửi, sản phẩm dịch vụ thẻ, bảo hiểm, dịch vụ… Khai thác thông tin về thị trường bán lẻ nhằm xây dựng chính sách, kế hoạch và phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng dành cho KH cá nhân: Bao gồm tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận, thu thập thông tin phân tích khách hàng và cũng như các khoản vay, so sánh với các điều kiện theo quy định của BIDV, Từ đó lập báo cáo thẩm định, đề xuất cấp tín dụng lên các cấp có thẩm quyền xét duyệt. Bên cạnh đó, thông báo và hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục cấp tín dụng. Trong quá trình thực hiện, chịu trách nhiệm hoàn tất hồ sơ có liên quan và bàn giao cho phòng ban quản trị tín dụng. Sau khi thực hiện cấp tín dụng, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi đôn đốc thu nợ. Cuối cùng là xử lý các trường hợp khách hàng không thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng.
c) Chức năng nhiệm vụ Phòng KHDN
Chức năng nhiệm vụ tương tự với phòng KH Cá nhân, tuy nhiên các sản phẩm mà phòng KHDN triển khai là sản phẩm bán buôn, sản phẩm tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ... về nhu cầu tín dụng và huy động vốn, các dịch vụ phi tín dụng khác.
d) Chức năng nhiệm vụ Phòng quản lý rủi ro
Thực hiện các công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ.
e) Chức năng nhiệm vụ của Phòng quản trị tín dụng
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với KH theo quy định, quy trình của BIDV và của CN. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng KH theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.Thực hiện quản lý thông tin KH, mẫu dấu, chữ ký KH và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin KH và mẫu dấu, chữ ký KH.
f) Chức năng nhiệm vụ của Phòng GDKH
Phòng GDKH bán các sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ tại quầy của phòng GDKH bao gồm: Quản lý tài khoản, hạch toán các giao dịch của khách hàng, mua bán ngoại tệ, tiếp nhận chuyển tiền
quốc tế, xác nhận số dư tiền gửi và tiền vay, thu nợ, cấp dịch vụ liên quan đến các loại thẻ. Bên cạnh đó, Phòng GDKH còn trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ, báo cáo các giao dịch đáng ngờ.
g) Chức năng nhiệm vụ của Phòng quản lý nội bộ
Nhiệm vụ Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Đầu mối đề xuất triển khai công tác quyết toán tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV Thực hiện công tác kiểm soát số liệu kế toán tổng hợp theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Thực hiện nhiệm vụ tài chính kinh doanh. Đề xuất, tham mưu với Ban giám đốc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. Thực hiện thanh kiểm tra, giám sát. Thực hiện công tác tính thuế, nộp thuế của chi nhánh.
Nhiệm vụ Kế hoạch – Tổng hợp: Thu thập và đánh giá các thông tin về kinh tế - chính trị - xã hội, đối thủ cạnh tranh, các đối tác ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Tổ chức, thực hiện kế hoạch kinh doanh, tăng vốn - giảm chi phí nâng cao lợi nhuận. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp. Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển mạng lưới. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Nhiệm vụ điện toán: Thực hiện các công việc theo thẩm quyền, quy định, quy trình công nghệ thông tin tại CN: Tổ chức quản trị, vận hành, theo dõi một phần hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh (ngoài các hệ thống đã giao Trung tâm Công nghệ thông tin quản trị, vận hành) phục vụ cho hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng tại Chi nhánh đảm bảo liên tục, thông suốt. Thực hiện công tác bảo mật an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh cũng như toàn hệ thống. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh những vấn đề liên quan về ứng dụng công nghệ thông tin tại Chi nhánh và tại BIDV.
Nhiệm vụ Tổ chức – Nhân sự: Đề xuất, triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh; Thực hiện và quản lý công tác
thi đua khen thưởng; Triển khai các chương trình, cơ chế, chính sách về lương, thưởng và các chế độ theo quy định.
h) Chức năng nhiệm vụ của 03 Phòng giao dịch trực thuộc: Tổng hợp chức năng nhiệm vụ giống các phòng sau: PGDKH, Phòng KH cá nhân, mỗi phòng đảm nhiệm vai trò và trọng trách khác nhau nhưng vẫn phối hợp với nhau trong quá trình làm việc. Đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh diễn ra một cách khoa học, kịp tiến độ và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
4.2 Tình hình hoạt ộng kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Vi t Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai trong 05 năm gần â (2017 – 2021)
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến nay thì nền kinh tế toàn cầu chững lại và có dấu hiệu suy thoái, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, khách hàng không mặn mà với kênh đầu từ gửi tiền trong ngân hàng để có lãi, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn buộc Ngân hàng tung ra nhiều gói ưu đãi về lãi suất và các ưu đãi về sản phẩm đi kèm để hỗ trợ người dân và kích thích nền kinh tế phát triển. Với những khó khăn và nhiều thách thức nhưng BIDV đã nỗ lực không ngừng hoàn thành tốt vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, là lực lượng nòng cốt dẫn dắt thị trường tín dụng, nghiêm túc thực hiện các chủ trường của ngân hàng nhà nước như miễn, giảm lãi cho các cá nhân/doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đáng kể vào thành công chung của ngành và đất nước. BIDV Chi nhánh Nam Đồng Nai luôn được đánh giá đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển thành công của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là chi nhánh hạng đặc biệt, tập thể cán bộ công nhân viên BIDV Nam Đồng Nai đã không ngừng nỗ lực trong các hoạt động ngân hàng đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, nỗ lực huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, mở rộng hoạt động cho vay, phát triển các sản phẩm dịch vụ theo chính sách của BIDV.
4.2.1 Qu mô hoạt ộng
Quy mô hoạt động của BIDV Chi nhánh Nam Đồng Nai được thể hiện qua 2 tiêu chí Huy động vốn và Dư nợ tín dụng như bảng sau:
Bảng 4.2 Quy mô hoạt động tại BIDV Chi nhánh Nam Đồng Nai từ 2017-2021
ĐVT Tỷ đồng STT Chỉ tiêu qu mô 2017 2018 2019 2020 2021 1 Huy động vốn cuối kỳ 3.573 3.642 4.150 4.382 5.055 2 Huy động vốn bình quân 2.967 3.084 3.793 4.208 4.542 3 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ 2.288 2.420 2.626 2.808 3.433 4 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.072 3.170 3.791 4.199 5.087 5 Dư nợ tín dụng bình quân 2.401 2.549 3.456 3.805 4.520 6 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ 946 1.354 1.717 1.970 2.701
(Nguồn hòng QLNB BIDV Na Đồng Nai) Theo số liệu của Phòng QLNB, Huy động vốn bình quân của BIDV tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ 2017 đến 2021. Trong đó, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 117 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng trưởng là 3,94%. Các năm 2019, 2020 và 2021 tăng so với năm ngoái lần lượt là 709 tỷ, 415 tỷ và 334 tỷ đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 22,9%; 10,9% và 7,4%. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua, chi nhánh đã tăng trưởng quy mô huy động vốn cuối kỳ từ 3.573 tỷ đồng lên 5.055 tỷ đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 41,5%.
Về dư nợ tín dụng, chi nhánh cũng đã tăng trưởng ổn định phù hợp với quy mô nguồn vốn. Cụ thể, dư nợ vốn bình quân năm 2018 tăng 148 tỷ so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ 6,2%. Năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt tăng 907; 349 và 715 tỷ đồng. Quy mô dư nợ cuối kỳ tăng từ hơn 3000 tỷ lên hơn 5000 tỷ sau 5 năm.
Quy mô huy động vốn bán lẻ và dư nợ tín dụng bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao quy mô chi nhánh. Riêng năm 2021, huy động vốn bán lẻ cuối kỳ đã chiếm 67,9%
tổng huy động cuối kỳ. Ngoài ra, dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ chiếm 53,1% tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ của toàn chi nhánh.
4.2.2 K t quả hoạt ộng kinh doanh chính
Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Nam Đồng Nai được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Nam Đồng Nai
ĐVT Tỷ đồng
Chỉ tiêu kinh doanh 2017 2018 2019 2020 2021
Tổng thu nhập 284,70 399,40 360,16 393,90 431,20 Tổng chi phí 153,20 235,70 195,90 213,20 221,40
Chênh ch thu chi 131,50 163,70 164,26 180,70 209,80
(Nguồn B c thư ng niên BIDV Na Đồng Nai từ 2017-2021)
Chi nhánh Nam Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết năm 2021 đã hoàn thành cơ bản những mục tiêu mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Quy mô, thu nhập của chi nhánh không ngừng cao tăng qua các năm, chất lượng tín dụng được nâng cao, giảm nợ xấu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc BIDV Chi nhánh Nam Đồng Nai đã giữ vững và thực hiện đúng theo định hướng phát triển đề ra là phát triển ngân hàng bán lẻ, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ. Chi nhánh Nam Đồng Nai không ngừng đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng kết hợp với việc thực hiện sát sao công tác thu hồi nợ xấu. Năm 2021, mặc dù với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng thu nhập trừ chi phí của Chi nhánh vẫn tăng 29,10 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020, Tỷ lệ này tại năm 2020 so với năm 2019 chỉ đạt 16,44 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng duy trì ở mức cao trong suốt giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 và khá ổn định.
4.2.3 Tình hình hoạt ộng kinh doanh bán ẻ
Theo chủ trương của BIDV, từ năm 2017 chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, kết quả được thể hiện qua số liệu bảng sau:
Bảng 4.4 Thu nhập thuần từ HĐKD bán lẻ tại BIDV Nam Đồng Nai Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Thu nhập thuần 47,30 69,20 98 104,5 140,8 1 Tín dụng 12,9 28,1 39,3 44,8 59,7 Tỷ trọng 27,3% 40,6% 40,1% 42,9% 42,4% 2 Huy động 29 34,2 49,8 48,2 64,6 Tỷ trọng 61,3% 49,4% 50,8% 46,1% 45,8% 3 Dịch vụ 5,40 6,90 8,9 11,5 16,5 Tỷ trọng 11,4% 9,9% 9,1 11,0% 11,7%
Thu nhập thuần của chi nhánh tăng dần theo quy mô trong giai đoạn 2017 – 2021. Năm 2018 tăng 21,9 tỷ đồng so với năm 2017, ứng với tốc độ tăng trưởng là 46,3%. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 41,6%; 6,6% và 34,8%. Tỷ trọng các thành phần trong thu nhập thuần bao gồm: Thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng, Thu nhập thuần từ huy động và Thu nhập thuần từ dịch vụ. Trong đó, hoạt động huy động vốn đóng góp cho thu nhập thuần cao nhất 5 năm gần đây, xu hướng của chi nhánh là tăng tỷ trọng thu nhập thuần từ dịch vụ và giảm tỷ trọng thu nhập thuần từ huy động. Cụ thể trong năm 2017 chiếm 61,3% và giảm còn 45,8% sau 5 năm so với thu nhập thuần hoạt động kinh doanh bán lẻ. Riêng thu nhập từ dịch vụ luôn giữ tỷ trọng tăng dần từ 9,9% đến 11,7% trong 5 năm qua.
4.2.4 Một số sản phẩm/dịch vụ iển hình dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Vi t Nam Chi nhánh Nam Đồng Nai
4.2.4.1 S n phẩ tín dụng dành ch h ch hàng c nhân
Tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng quy mô dư nợ của Chi nhánh, trong đó tập trung chủ yếu ở các sản phẩm như: Cho vay nhà ở, cho vay mua xe ô tô, cho vay thấu chi, cho vay du học và cho vay tiêu dùng (cấp hạn mức thẻ tín dụng). Bảng 4.1 cho thấy năm 2021 dự nợ bán lẻ cuối kỳ đạt 2.701 tỷ đồng, tăng 37,11% so với 2020 là 1.970 (tăng 731 tỷ đồng). Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân
4.520 tỷ đồng, tăng 18,79% so với 2020 là 3.805 tỷ đồng, tăng 715 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ tổng dư nợ đạt 53%, cải thiện 7% so với năm 2020. Trong năm 2021, tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, triển khai các chương trình, gói tín dụng ưu đãi, kết quả đạt được dư nợ cho vay mua nhà, đất 1.658 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, cho vay sản xuất kinh doanh đạt 870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32%, cho vay tiêu dùng có TSBĐ 87 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3%, thẻ tín dụng và vay khác 66 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3%, cho vay mua ô tô 20 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0.7%. Sau đây là một số sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân:
Sản phẩm cho vay nhà ở: Địa bàn tỉnh Đồng Nai tập trung khá nhiều khu dân cư nên sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở chiếm phần lớn trong tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh Nam Đồng Nai, lượng khách hàng vay mục đích nhu cầu đời sống như mua mới, xây dựng nhà ở, cho thuê phòng trọ, sửa chửa tương đối cao.
Bảng 4.5 Tóm tắt hình thức cho va sản phẩm nhà ở
Mô tả Đặc điểm
- Là sản phẩm dành cho -Đối tượng cho vay: Cá nhân thường xuyên khách hàng mua nhà ở, sinh sống và/hoặc làm việc trên địa bàn nhận chuyển nhượng tỉnh Đồng nai hoặc các địa bàn giáp ranh Tổng QSDĐ ở, cải tạo, xây mục đích vay với nhu cầu nhà ở.
dựng, sửa chửa nhà ở -Phương thức cho vay: theo món.
quan -Thời hạn vay: Tối đa 20 năm đối với cá
KH mục tiêu sản