- Tỷ suất tăng tự nhiê n: 11,40‰
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN KHHGĐ
Kết quả từ bảng 3.5 Hiểu biết về số con nên có, phụ nữ muốn có đủ 2 con tỷ lệ 78,54%, 3 con 18,54%, còn lại không biết có mấy con là đủ . Điều này dễ tăng dân số vì đối tượng cần sinh thêm chiếm tỷ lệ còn cao, những phụ nữ này nếu không được tuyên truyền để áp dụng BPTT có khả năng sẽ tăng dân số cao hơn, nhưng cũng còn phụ thuộc vào việc vận động, tư vấn của cán bộ cung cấp DV-CSSKSS-KHHGĐ tại địa phương và đối tượng.
Hiểu biết về khoảng cách giữa các lần sinh của đối tượng nghiên cứu rất khác nhau, từ 2 đến 5 năm thứ tự: 02 năm 3,13%; 03 năm 36,87%; 04 năm 13,96%; 05 năm 45,83% và có 0,21% đối tượng không biết khoảng cách này.
Mong muốn về số con theo nhu cầu 2 con 72,10% còn lại muốn có từ 3 con trở lên; tuy nhiên có 1,04% cho rằng không giới hạn.
Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết về các BPTT cũng có khác nhau; Biết 1- 2 BPTT là 1,04%; 3 - 4 BPTT rất cao 98,54% còn lại không biết một biện pháp tránh thai nào cả 0,42%.
Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ được tổ chức trên khắp các địa bàn dân cư của Thị xã. Hiện nay hầu hết các xã, phường, đều có phòng dịch vụ thực hiện KHHGĐ, cộng tác viên dân số cung cấp phương tiện tránh thai phi lâm sàng và tiếp thị xã hội đến tỷ lệ số cặp vợ chồng hiểu biết về thực hiện KHHGĐ từ các nguồn thông tin: Cao nhất từ cộng tác viên dân số (CTV
DS) 95,00%, từ CBYT 93,13% còn lại là các nguồn khác, thấp nhất là kênh câu lạc bộ 37,10%; 68,33 % xem tài liệu, sách báo.
Từ bảng 3.11 tuổi kết hôn trung bình là 23,27 ± 2,98; tuổi kết hôn thấp nhất là 18 và cao nhất là 30; kết hôn ở độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm tỷ lệ cao nhất; Điều này đúng với quy định pháp luật, Luật bảo vệ CSGD SK TE, luật bảo vệ SKND, thuận theo Nghị định 104 của chính phủ về Pháp lệnh dân số [18], [28], [29].
Tuổi có thai con đầu lòng từ bảng 3.12 cho thấy:
Phần lớn phụ nữ sinh con lần đầu sớm nhất ở độ tuổi 18, tỷ lệ có con đầu lòng cao nhất từ 20 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ 98,93%.
Kết quả từ bảng 3.13. Số con hiện có của đối tượng nghiên cứu: số có 2 con 46,67%, có 33,54% đối tượng có≥3 con; số con trung bình của các đối tượng là 2,29 ± 1,07. Cho thấy: Cần có sự tuyên truyền giáo dục về các BPTT và một số quan niệm “Trọng nam khinh nữ”, “sinh con trai quý hơn con gái” để không còn là yếu tố cản trở việc chấp nhận và thực hiện qui mô gia đình ít con...[1], [50], [53].
Để thực hiện gia đình ít con góp phần giảm số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Tất cả các biện pháp đều đang được đối tượng nghiên cứu sử dụng, bảng 3.14. Tỷ lệ các biện pháp tránh thai hiện đang sử dụng, trong đó biện pháp DCTC là cao nhất 50,0% được sử dụng nhiều nhất so với các biện pháp khác. Với những kết quả như trên, nếu được duy trì tốt công tác Dân số- KHHGĐ coi như đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xóa bớt đói, giảm bớt nghèo và từng bước ổn định, nâng cao mức sống nhân dân...[4], [16], [17], [41], [51].
Qua so sánh kết quả bảng 3.15 không sử dụng và có sử dụng các BPTT hiện đại có tỷ lệ thực hiện kế hoạch rất cao 85,21% còn lại là không áp dụng. Như vậy là số người hiện đang sử dụng BPTT khá cao.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ tránh thai qua bảng 3.16. Tỷ lệ các cơ sở cung cấp dịch vụ tránh thai cho thấy có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ tránh thai cho đối tượng nghiên cứu; trong đó trạm y tế xã là nơi cung cấp dịch vụ này nhiều nhất (51,34%).
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH HÓA GIA ĐÌNH
4.3.1. Các yếu tố liên quan về tổ chức, quản lý nhân sự [37]
Bộ máy làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình thay đổi về tổ chức, bộ máy, chức năng quản lý đã làm ảnh hưởng đến nhân lực cũ có kinh nghiệm, một số chuyển công tác khác, một số được tuyển mới nên hoạt động của ngành không ổn định. Một số cán bộ làm công tác dân số-KHHGĐ cơ sở chưa qua các lớp chuyên môn hoá, trình độ không đồng đều, đến khi có chỉ đạo về tuyển dụng cán bộ đủ chuẩn theo tiêu chuẩn mới; Số người cũ do lớn tuổi, không đủ chuẩn nên tư tưởng không ổn định, không an tâm, không còn nhiệt tình công tác.
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến việc áp dụng BPTT
Từ kết quả bảng 3.17. Tuổi kết hôn trung bình theo tình trạng áp dụng BPTT: Tuổi kết hôn trung bình của nhóm đã áp dụng và nhóm chưa áp dụng BPTT khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Tuổi đời kết quả từ bảng 3.18. Tuổi đời trung bình theo tình trạng áp dụng BPTT, tuổi đời trung bình của nhóm đã sử dụng BPTT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa sử dụng BPTT.
Số con hiện có qua kết quả nghiên cứu từ bảng 3.19. Số con trung bình theo tình trạng sử dụng BPTT: Không có mối liên quan giữa số con trung bình và tình trạng sử dụng biện pháp tránh thai.
Tuổi đời qua kết nghiên cứu từ bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tuổi đời: Có mối liên quan giữa tuổi phụ nữ với việc sinh con thứ 3. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở nhóm tuổi 40-49 chiếm cao nhất (55,56%).
Tuổi kết hôn qua kết quả nghiên cứu từ bảng 3.21. Tỷ lệ sinh con thứ 3 theo tuổi kết hôn: Chưa thấy mối liên quan giữa tuổi kết hôn và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.
Nghề nghiệp qua kết quả nghiên cứu từ bảng 3.22. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp: Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và việc sinh con thứ 3 trở lên tại địa bàn nghiên cứu.
Học vấn qua bảng 3.23. Trình độ học vấn và việc sinh con thứ 3 trở lên: Có mối liên quan giữa mức học vấn của phụ nữ và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên (P<0,05).