NHŨNG THÔNG TIN CHUNG CỦA PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thị xã quảng trị tỉnh quảng trị năm 2010 (Trang 53 - 55)

- Tỷ suất tăng tự nhiê n: 11,40‰

4.1.NHŨNG THÔNG TIN CHUNG CỦA PHỤ NỮ

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.NHŨNG THÔNG TIN CHUNG CỦA PHỤ NỮ

Từ nhận thức được những khó khăn, thách thức như đã nêu trên, Đảng và Nhà Nước luôn quan tâm đến việc hoạch định và thực thi chính sách Dân số. Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết Trung ương IV khóa VII, 5 năm thực hiện Nghị quyết 47- NQ/ TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số-kế hoạch hoá gia đình [4]. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách DS- KHHGĐ đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng:

Đặc điểm các khu phố, thôn ở các phường, xã trong mẫu nghiên cứu thuộc địa bàn Thị xã Quảng Trị, là một đô thị nhỏ, điều kiện kinh tế- văn hóa xã hội phát triển chậm. Đây là vấn đề cần quan tâm của địa phương nói chung và công tác DS-KHHGĐ nói riêng cũng được Thị xã chú ý đến.[2]

Qua kết quả tại thời điểm nghiên cứu ở 05 khu phố, thôn của 05 phường, xã thuộc Thị xã Quảng Trị có tổng dân số: 3.975 người, số lượng

điều tra tất cả phụ nữ 18- 49 tuổi có chồng 480 người. Thị xã Quảng Trị có 03 phường nội thị, còn lại phường An Đôn và xã Hải Lệ là vùng nông thôn.

Theo kết quả bảng 3.1 cho thấy: Trong tổng số 480 phụ nữ 18- 49 tuổi có chồng sinh sống tại các khu phố, thôn ở các phường, xã được phỏng vấn điều tra, độ tuổi từ 18- 24 tuổi chiếm tỷ lệ 3,54 độ tuổi 25- 29 tuổi chiếm tỷ lệ 13,33% và độ tuổi 30 - 34 tuổi chiếm tỷ lệ 19,17%, tuổi 35-39 chiếm tỷ lệ 18,96%, tuổi 40- 49 chiếm tỷ lệ 45,0%.

Qua bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ % học vấn của các nhóm đối tượng không biết chữ, Tiểu học và trung học cơ sở, và từ Trung học phổ thông trở lên lần lượt là 2,08%, 63,75% và 34,17%.

Tỷ lệ này cũng cho thấy trình độ học vấn của một số phụ nữ còn rất hạn chế. Nên khả năng tiếp nhận thông tin giáo dục sức khoẻ và KHHGĐ về các BPTT gặp không ít khó khăn, họ có nghe, có biết nhưng chưa tin nên khó chấp nhận.

Nghề nghiệp liên quan đến các nhóm nghề nghiệp: Cán bộ công chức, làm ruộng và Buôn bán-TTCN lần lượt là 17,71%, 29,58% và 48,75%; Trong đó buôn bán-TTCN chiếm tỷ lệ cao nhất liên quan đến tỷ lệ % sinh con từ 3 trở lên.

Kinh tế gia đình, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,96% bao gồm có sổ và có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000đồng/người/tháng. Đối với xã Hải Lệ; dưới 500.000 đồng/người/tháng đối với các phường còn lại.

Tỷ lệ hộ trung bình là 73,54% có thu nhập bình quân đầu người từ 401.000-520.000 đồng/người/tháng đối với xã Hải Lệ; từ 501.000-620.000 đồng/ người/ tháng đối với các phường còn lại. Nhưng không ổn định, có khả năng tái nghèo thường xuyên do không có việc làm.

Hộ bền vững khá còn thấp chỉ 22,50% (bảng 3.1.4). Có thu nhập bình quân đầu người trên 520.000 đồng/người/tháng đối với xã Hải Lệ; trên 620.000 đồng/ người/ tháng đối với các phường còn lại.

Số phụ nữ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 22,58%, tỷ lệ phụ nữ buôn bán-TTCN 48,75%. Tỷ lệ này phù hợp với đặc điểm của Thị xã mới sát nhập theo Nghị định số 31/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính Thị xã Quảng Trị-tỉnh Quảng Trị [31].

Phần lớn số PN kết hôn theo nhóm 18-25 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 83,96%, tuy nhiên số kết hôn tuổi 26-30 có 15,62%. Tuổi kết hôn trung bình là 23,27 ± 2,98; Tuổi kết hôn thấp nhất là 18 và cao nhất là 30 tuổi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thị xã quảng trị tỉnh quảng trị năm 2010 (Trang 53 - 55)