Làng nghệ sĩ Tp.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông docx (Trang 29 - 31)

Gọi là làng nhưng nó nằm ở ngay quận 2, TP Hồ Chí Minh. Những ngôi nhà trong làng không mang dấu ấn quần cư mà là những bảo tàng thu nhỏ theo các phong cách nghệ thuật và kiến trúc riêng. Cư dân của làng không phải là nông dân mà là những họa sĩ, điêu khắc gia... Tên làng là Hàm Long.

Ðã từng có làng đại học, làng báo chí, tại sao không thể có làng của các họa sĩ, điêu khắc gia, nghệ sĩ? Ðây sẽ là nơi chúng tôi sáng tác, triển lãm tranh và tổ chức trại sáng tác cho các họa sĩ khắp mọi miền đất nước" - họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những cư dân sớm nhất của làng - nói. Chính với mong muốn này, 33 họa sĩ, nghệ sĩđất phương nam đã cùng nhau tự bỏ kinh phí để làm đường, kéo điện về dựng làng.

Các ngôi nhà dần dần mọc lên theo một quy ước thiết kế: không xây nhà Tây. Ði hết ngôi làng bạn cũng không hề thấy một biệt thự, nhà cao tầng mà chỉ toàn những nếp nhà Việt Nam truyền thống. Có lẽ không một nơi nào hội tụđủ những nét kiến trúc mang đậm hồn Việt như những ngôi nhà ở làng nghệ nhân Hàm Long. Cẩn thận đến từng chi tiết thể hiện nét văn hóa đặc trưng vùng miền dưới con mắt của những người làm nghệ thuật, có lẽ là điểm quyến rũ nhất của làng.

Nằm ngay đầu làng là nhà của họa sĩ Nguyễn Thanh Châu. Tên của ông không xa lạ gì với người yêu hội họa cả nước nhưng những bức tranh đậm mầu sắc Nam Bộ kháng chiến vẫn làm ngạc nhiên tất cả những người ghé thăm. Cách đó không xa là ngôi nhà của dân tộc Stiêng, cũng chính là nơi trưng bày các tác phẩm gốm, đất nung của họa sĩ Lê Triều Ðiển. Cái duyên mộc mạc mà đằm thắm giữa sự gắn bó của đất với đời qua những tác phẩm này sẽđưa bạn đi từ lạ lẫm này đến ngạc nhiên khác.

Ðến đây bạn đừng quên ghé qua ngôi nhà Huế hơn một trăm năm tuổi của họa si Dương Ðình Hùng. Ngôi nhà được mang nguyên từ Huế vào đây, với đầy đủ cột kèo, ván lát, cửa... Trên vách gỗ đậm dấu ấn thời gian, một bức sắc phong của nhà Nguyễn cho dòng họ Dương Ðình được treo trang trọng. Sau nhà là cái hồ bán nguyệt được xây bằng gạch, lăn tăn tăm cá dưới lá bông súng xanh ngắt.

Một bức bình phong rộng hơn 2,5m, cao 2m, được hoàn thành từ một phiến gỗ nguyên, hoàn toàn tự nhiên chính là điểm nhấn giữa Kỳ Lân Viên của họa sĩ Lý Khắc Nhu. Bản thân các đường vân, thớ gỗ của bức bình phong này đã đủ tạo nên một bức tranh hoành tráng. Tinh thần Á Đông còn được thể hiện đậm đặc trong những bức tranh thủy mặc, thư pháp với nét bút phóng khoáng, treo khắp tường. Một chiếc bàn lớn đã để sẵn nghiên mực, bút lông cho chính bạn tự trổ tài thư pháp. Còn rải rác trong khu vườn lộng gió ven sông, trên thảm cỏ nhung xanh mượt là những tượng gỗ với nét khắc đầy tinh xảo.

Lộng lẫy và uy nghiêm, mang dáng nét cung đình là khu nhà của họa sĩ Hoài Hương. Tất cả cột, kèo, cửa... đều mang nét chạm khắc tinh xảo của cung đình Huế. Nếu không có tiền, không thể tạo nên một cung điện thế này. Nhưng đây cũng là một tuyệt tác nghệ thuật mà nếu chỉ có tiền, không phải họa sĩ, nghệ sĩ, cũng không thể tạo ra được. Hồ nước thảđèn ngay chân hàng hiên gỗ sẫm mầu, chiếc thuyền hoa đong đưa những nụ mười giờ rực rỡ, đêm trăng bước vào nhà thủy tạ, ngồi trên trường kỷ nghe ngâm thơ, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác mình là một quân vưong.

Khu nhà của họa sĩ Bạch Trường Sơn lại mang một phong cách khác hẳn. Bước lên cây cầu thang ngắn bằng gỗ mộc bắc lên nhà sàn, bạn sẽ có ngay cảm giác mình đang ở vùng Tây Bắc xa xôi. Nằm khiêm tốn phía sau là ngôi nhà tranh, vách đất của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những lồng bàn tre, vó tre dựng trong góc sân, rất gần với làng quê trong thơ Nguyễn Bính.

"Thanh tịnh vô vi" - đó là chữ mà một du khách Trung Quốc đã tặng cho ngôi làng. Nằm bên sông Sài Gòn, ngay trong Giồng Ông Tố, nơi có cảnh quan tuyệt đẹp từng được ca tụng trong rất nhiều áng văn chương Nam Bộ, làng nghệ sĩ Hàm Long là một điểm du lịch hết sức độc đáo. Còn với những chủ nhân, đây là nơi cho họ cảm hứng, tình yêu và linh hồn của các tác phẩm đã và sẽ ra đời.

Khu du lch Cu Ngang Lái Thiêu - Tp.HCM

Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút xe máy, du khách sẽ gặp một vùng đất cây trái quanh năm xanh tốt, khí hậu trong lành thuộc tỉnh Bình Dương, một địa danh nổi tiếng đã bao đời nay với đủ loại trái cây ngon nhất của miền Đông Nam Bộ. Vườn cây Lái Thiêu trải rộng khoảng 1.200 ha nằm trên địa bàn 4 xã: An Sơn, An Thạnh, Hưng Định và Bình Nhâm. Đặc biệt ở xã Hưng Định, An Thạnh vườn cây chiếm khoảng 140 ha, được quy hoạch thành từng loại cây đặc sản, có hệ thống kênh rạch đi vào từng vườn, lại có hệ thống đường đất đỏ len lỏi giữa các lùm cây rợp bóng mát, cây trái trĩu cành, du khách có thể giơ tay lên và với được. Đó là khu du lịch Cầu Ngang-Lái Thiêu mà đã đến một lần du khách khó có thể quên được.

Ở Lái Thiêu có nhiều loại cây ăn trái, song nổi tiếng nhất phải kể tới là măng cụt và sầu riêng. Măng cụt ởđây là loại cây chính gốc Mã Lai được các nhà truyền giáo phương Tây đưa về trồng từ 200 năm nay. Măng cụt là loại cây sống rất lâu năm, tán lớn, rậm rạp, không sợ ngập nước. Từ khi trồng đến khi ra trái lần đầu là 6 năm. Trái đậu nhiều nhất từ năm thứ 8 trởđi. Theo các cụ lão nông ởđây thì măng cụt có thể sống trên 100 năm. Cây măng cụt trổ bông thay lá vào tháng 2, tháng 3. Mùa trái chín từ tháng 5 đến tháng 7. Có lẽ do được mọc trên đất phù sa màu mỡ và khí hậu trong lành mát mẽ nên trái măng cụt nơi đây còn to hơn và ngon hơn tại quê hương của nó. Trái măng cụt chín có màu tím sẫm, bổ ra múi bên trong trắng tinh, hương thơm dịu mát, cắn nhẹ lên múi, nước từ trong múi chảy ra, một vị ngọt thanh dịu thấm từ lưỡi tới cuống họng thật sảng khoái dễ chịu. Có thểăn no mà không sợđầy. Đến Lái Thiêu không thể bỏ qua trái măng cụt thơm ngon của miền cây trái nổi tiếng này.

Đến mùa tháng 5, sầu riêng bắt đầu cho trái chín, cây sầu riêng gốc cũng từ Mã Lai du nhập vào đây. Sầu riêng khá cao-trên 10 m-đứng từ xa ngắm vườn cây ta dễ dàng nhận ra nó, cây cao vút hơn hẳn những cây xung quanh, tán lá hình nón nhọn, lá có màu vàng xám. Từ một thân cây thẳng, cành mọc ra chia đều xung quanh, rải rác khắp các cành trĩu nặng quả. Trái sầu riêng nhiều gai nhọn, cứng, nặng từ 2-5kg, khi trái chín nó tự rụng xuống. Nhưng bạn cứ yên tâm đi dưới tàn lá râm mát của vườn sầu riêng, vì trái chỉ rụng vào ban đêm. Các cụ lão nông cho biết, cả mấy trăm năm các vườn cây ởđây, chưa thấy nói ai bị tai nạn vì sầu riêng rụng. Cầm trái sầu riêng chín trong tay ngửi mùi, lúc đầu có thể bạn chưa cảm tình, song dùng tay bửa mạnh lớp vỏ cứng ra, bên trong sẽ là những múi vàng óng, cắn lớp cơm dày, bạn sẽ tận hưởng vị ngọt béo ngậy, ngọt đậm đà và một dư âm để lại mà chỉ có trái sầu riêng, đã ăn rồi thì khó mà quên.

Kể các loại cây ở Lái Thiêu mà không nói tới "mít tố nữ" thì thật là thiếu sót. Cây mít tố nữ không lớn như mít thường, song trái thật đặc biệt. Có những cây trái bám kín xung quanh thân. Ngoài các cây trên, Lái Thiêu còn có chôm chôm, bòn bon, dâu. Có lẽ do phù sa màu mỡ và khí hậu mát mẻ nên các trái cây ởđây đều vỏ mỏng, cùi dày và ngọt.

Tới Cầu Ngang-Lái Thiêu, khách có thểđi thăm vườn bằng hai đường: Tản bộ qua cầu, theo các con đường đất đỏ, tàn cây rợp mát che kín đường đi, gió nhẹ thoảng hương thơm cây trái. Hai bên đường là vườn cây trĩu quả, bước qua một rãnh nhỏ là du khách đã vào vườn. Đi trên thảm lá khô,

dưới bóng cây mát rượi, trên đầu là đủ thứ trái cây chín, không khí thật yên lặng xa hẳn tiếng xe cộ ồn ào đô thị, du khách sẽ thấy nhẹ nhàng tâm hồn. Ngồi trên ghế bố dươí tàn cây hưởng gió mát, bạn có thể nghe thấy tiếng côn trùng, tiếng chim hót xa xa và cả tiếng lá rơi xào xạc. Mọi nỗi mệt nhọc của những ngày tháng làm việc căng thẳng, vất vả nhưđược tiêu tan. Nếu du khách muốn đi theo kênh rạch, đầu Cầu Ngang đã có nhiều đò máy đón sẵn. Bước xuống xuồng, bạn được đưa theo các con rạch vào vườn. Từ dưới kênh, nhìn hai bên bờ cây trái trĩu cành, những mái nhà ẩn hiện sau lùm cây, bạn có cảm tưởng nhưđang đi trên miệt kênh rạch đồng bằng Nam Bộ trù phú. Đò máy sẵn sàng ghé bất cứ nơi nào bạn thích để lên vườn thưởng thức trái cây. Bạn cũng có thểđi theo hàng chục kilomet kênh rạch, ngắm nhìn thỏa thích những vườn cây, đắm mình trong hơi nưóc và gió mát, thực sự hòa mình vào thiên nhiên làm tiêu tan mọi phiền muộn.

Một phần của tài liệu Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông docx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)