Bảo tàng sinh thái biển

Một phần của tài liệu Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông docx (Trang 25 - 26)

Một “bảo tàng sinh thái biển” cho Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh Giồng Cá Vồ là một di tích khảo cổ của huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Một dự án trùng tu và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho Giồng Cá Vồ và cả huyện Cần Giờđang được thực hiện. Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển đã được sự công nhận của thế giới còn gắn liền với một di tích khảo cổ học quan trọng: Giồng

Cá Vồ. Từđây, một dự án trùng tu phục chế di tích khảo cổđang được tiến hành, và song song đó là một quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho cả huyện Cần Giờ của TP Hồ Chí Minh.

Nằm về phía đông nam thành phố khoảng 60km đường chim bay, giữa đồng bằng mênh mông, mạng sông rạch dày đặc, một vùng vẫn thường được gọi là “nửa nước nửa đất” ở Cần Giờ lại có hàng trăm gò nổi lên hai bên bờ sông, sát với mép nước khá kỳ lạ.

Giồng Cá Vồ (rộng khoảng 7.000m2) nằm trong một hệ thống các giồng đất ở tả ngạn sông Hà Thanh - một nhánh của sông Dinh Ba. Từ những năm 1990 đến nay, qua những kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa của di tích Giồng Cá Vồđược xác định rõ nét, các di vật rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình loại (đặc biệt là chất liệu các hiện vật như vàng, sắt, đồng, gốm, thủy tinh, đá, xương...).

Thể hiện một sắc thái văn hóa vùng ngập mặn ven biển, ở Giồng Cá Vồ di chỉ cư trú đồng thời là nơi sản xuất gốm và một số sản phẩm và di chỉ cư trú dần biến thành khu mộ táng với táng thức mộ chum và là chủ yếu. Người chết được cột theo tư thế ngồi bó gối rồi đặt vào trong chum. Di cốt được bảo tồn khá tốt. Chum mai táng ở Giồng Cá Vồ có hai loại, và hai loại này đều chưa thấy trong bất kỳ một di tích mộ chum nào ởĐông Nam Á. Số lượng chum nhiều, với sự thống nhất của phương thức và đồng nhất của loại hình chum mai táng, cho thấy táng thức của cư dân Giồng Cá Vồđã tồn tại khá lâu dài và ổn định, như một truyền thống độc đáo ở khu vực Đông Nam Á. Từ những phát hiện quan trọng này, mục tiêu của dự án nhằm bảo quản, trùng tu, phục chế lại khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội vốn có của di tích, cảnh quan tự nhiên như các loại cây cỏ thực vật, sinh vật... Cùng lúc, các cảnh quan sinh hoạt và sản xuất của người xưa trên mảnh đất này cách nay hơn 2.000 năm sẽđược nghiên cứu phục dựng. Các ngôi mộ cổ cùng các hiện vật trong đó được khai quật, bảo quản và trưng bày tại chỗ làm cho khu di tích sống động hơn.

Hiện nay du khách tham quan, du lịch đến Cần Giờ ngày càng đông vào những ngày cuối tuần song chỉ tập trung vào khu du lịch 30-4 và đảo khỉ, còn khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ (đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ tháng 4-2000) chưa tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan vì không có đường giao thông.

Song song với dự án này, một đề án quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờđến năm 2010 cũng đang được Viện Kinh tế và Sở Du lịch nghiên cứu thực hiện. Nếu như hướng bắc và hướng đông TP Hồ Chí Minh tiếp giáp các tỉnh có đặc thù du lịch sinh thái về rừng nhiệt đới thì ở hướng nam Cần Giờ có đặc thù du lịch sinh thái và hệ thống rừng ngập mặn.

Với lợi thế rừng và biển, là khu dự trữ sinh quyển quốc tế, Cần Giờđã được Tổng cục Du lịch chọn là một trong 29 điểm du lịch sinh thái của quốc gia. Việc quy hoạch phát triển khu du lịch Cần Giờ vừa phù hợp với xu hướng phát triển TP Hồ Chí Minh ra biển, vừa phù hợp với định hướng chung theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ giai đoạn từđây đến năm 2020, trong đó ngành du lịch Cần Giờ sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông docx (Trang 25 - 26)