WEBSITE VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân doc (Trang 29 - 43)

Trong chương này độc giả sẽ tìm hiểu về website và các vấn đề liên quan như kỹ thuật, tính hiệu quả, thiết kế, chức năng thường có. Ngoài ra, chương này còn cung cấp một số cấu trúc website mẫu để tham khảo. Cuối cùng, một số lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế, duy trì website sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc chọn phải nhà cung cấp dịch vụ không chuyên nghiệp.

Nội dung của chương:

3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 3.2. Các mô hình website TMĐT

3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website

3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website

3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website

3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website?

Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần). Xem ví dụ website www.vitanco.com.

Website là một tập hợp một hay nhiều trang web. Nếu nói “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng trang web” là không chính xác về từ ngữ, mà phải nói là “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một website” (đọc là “web-sai”). Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin).

Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) và không giới hạn phạm vi địa lý.

Những phần nội dung thiết yếu của một website: website thường có các phần nội dung sau:

- Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi

liệt kê các liên kết đến các trang khác của website. Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem.

- Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form

liên hệ để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này.

- Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác.

- Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh họa.

- Trang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong

trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v... Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

3.2. Các mô hình website TMĐT

Có nhiều dạng mô hình website. Bên dưới lần lượt giới thiệu một số mô hình điển hình.

a. Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử: nổi tiếng nhất ở dạng này là website

www.amazon.com, bán lẻ sách, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi... qua mạng. Mô hình này hoạt động tương tự một siêu thị hay cửa hàng truyền thống, cho phép người mua chọn lựa hàng hóa, thay đổi số lượng món hàng, tính tiền, thanh toán và nhận hàng sau đó.

b. Đấu giá trực tuyến: nói đến mô hình đấu giá trực tuyến (online auction) thì www.eBay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng. Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu giá vật dụng, tức người bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau đó những người mua lần lượt trả giá cao hơn. Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là người có quyền mua món hàng.

c. Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba.com, là nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua, bán, tìm đối tác. Vì là B2B2 nên những sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng vì không cần thiết.

2

Nhu cầu trong B2B hầu hết chỉ là tìm kiếm đối tác, quảng bá để bán sỉ và thiết lập mối quan hệ mua bán lâu dài, với giá trị hợp đồng lớn.

d. Cổng thông tin (portal): giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ www.dir.yahoo.com, www.vietnamb2bdirectory.com.

e. Mô hình giá động (dynamic pricing models): với những website mô hình này, người

mua có thể trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay không). Đặc điểm của ngành du lịch (hàng không, khách sạn, vận chuyển công cộng...) là nếu tỷ lệ chiếm chỗ (room/seat occupation) là X% < 100% thì (100-X)% chỗ ngồi hay phòng khách sạn sẽ xem như bỏ đi. Do đó, với mô hình này, người mua có thể trả giá vào những giờ phút cuối cùng và người bán có thể đồng ý bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: ví dụ cụ thể là

www.vnexpress.net, nơi trưng bày nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa... để tạo cộng đồng người xem đông đúc và từ đó có doanh thu từ những đối tượng có nhu cầu đăng quảng cáo (banner).

g. Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: cuối cùng là website đơn giản nhất,

chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, và cho phép người xem liên lạc với doanh nghiệp qua website này. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua website giới thiệu thông tin này.

3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website Để xây dựng website cho mình, doanh nghiệp cần theo các bước sau:

- Xác định mục đích của website, đối tượng người xem.

- Xác định sơ bộ cách thức hoạt động của website, các chức năng chính và các phần nội dung cần có.

- Tham khảo một số website tương tự để lấy ý tưởng, học hỏi, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của chúng.

- Mua tên miền (domain): cần mua tên miền sớm để đảm bảo tên miền không bị người khác mua mất trong tương lai.

- Tìm một công ty dịch vụ TMĐT để được tư vấn thêm chi tiết và nhờ họ thiết kế xây dựng website sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Chuẩn bị thông tin, hình ảnh... để đăng tải trên các trang web. - Giải pháp duy trì website (hosting).

Sau khi website được xây dựng xong và đưa vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải marketing, cập nhật thông tin, thêm thông tin, thay đổi nhỏ... để tránh nhàm chán và thu hút người xem.

Các bước xây dựng website:

- Xác định tên miền và mua tên miền

Loại tên miền Chi phí khởi tạo Chi phí duy trì

Quốc tế (.com, .net,...) Không có 160.000 đồng/năm Việt Nam (.com.vn, .net.vn,...) 450.000 đồng

(chỉ trả một lần)

480.000 đồng/năm

Bảng 3.1: Chi phí mua tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam

- Xác định sitemap: như mục lục một quyển sách, gồm các phần 1., 1.1., 1.1.1., Ví dụ: Trang chủ

Giới thiệu Công ty Sản phẩm Dòng sản phẩm 1 Dòng sản phẩm 2 ... Dịch vụ Chính sách bán hàng Liên hệ

- Xác định cấu trúc kỹ thuật của từng phần trong sitemap, ví dụ trang giới thiệu thông tin là trang web tĩnh (static page), trang giới thiệu sản phẩm là cơ sở dữ liệu (database), trang chủ bố trí như thế nào, các hiệu ứng hình ảnh trên trang chủ... Chọn các kỹ thuật, ngôn ngữ để xây dựng website.

- Thiết kế đồ họa

- Lập trình những phần cần lập trình

- Nhập liệu vào cơ sở dữ liệu, làm các trang web tĩnh

- Chọn host (lưu trữ) cho website. Host phải hỗ trợ các ngôn ngữ dùng để xây dựng website.

- Tải toàn bộ nội dung website lên host

- Kiểm tra toàn bộ website trước khi chính thức đưa vào hoạt động.

Những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website:

- Website không nên có quá nhiều hình ảnh động, hiệu ứng hình ảnh, nội dung quá nhiều trên một trang vì sẽ làm người xem bị rối và trang web sẽ nặng, hiển thị chậm làm người xem mất kiên nhẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Website không nên có quá nhiều nội dung trên một trang vì sẽ làm người xem lúng túng không biết phải làm thế nào để tìm được thông tin họ cần.

- Website phải được thiết kế đồng nhất về thẩm mỹ, dùng thống nhất vài gam màu nhất định, font chữ, cỡ chữ thống nhất trên các trang.

- Tên miền không nên quá dài hay có ký tự gạch nối (-). Tên miền nên gợi nhớ được mục đích của website.

- Website nên có công cụ cập nhật thông tin sao cho người không hiểu biết về thiết kế lập trình web cũng có thể dễ dàng nhập liệu cho website.

- Chất lượng host phải tốt để hạn chế khả năng website bị “chết” (ngưng hoạt động) hoặc bị hacker đánh phá.

3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website

Phần này giải thích một số thuật ngữ cũng như khía cạnh kỹ thuật một cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất cho doanh nhân.

Tên miền (domain): tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền.

Tên miền có nhiều dạng như www.abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn... Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc.com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một tên miền dạng www.abc.com khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-la Mỹ/năm.

Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy

cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting hiện nay cũng rất thấp, chỉ từ vài chục nghìn đến một hai trăm nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ.

Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer): dung lượng host là số MB dành để chứa

dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB để chứa file, cơ sở dữ liệu, email... Dung lượng truyền của host là tổng số MB dữ liệu, file... truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi host website trong mỗi tháng. Khi doanh nghiệp mua host cho website, cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau:

Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB)

Ví dụ: ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng.

Hacker/Hacking: hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực

tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian (xem chi tiết trong chương 5). Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào.

3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website

Nhiều doanh nghiệp có website than phiền rằng website của họ không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Đây là một thực trạng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân cũng rất đơn giản và hiển nhiên như sau:

- Website xây xong thì “bị bỏ quên”, không chú trọng marketing cho website:

Nếu doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm mới mà không có một hoạt động marketing nào để quảng bá sản phẩm đó thì liệu thị trường có biết đến sản phẩm đó không? Vì thế, sau khi có website, doanh nghiệp phải chú trọng marketing cho website của mình, cả marketing trên mạng và marketing truyền thống (như in địa chỉ website lên danh thiếp, bao gồm địa chỉ website trong các mẩu quảng cáo, bao bì, tài liệu giao dịch của doanh nghiệp).

- Nội dung nghèo nàn, không cập nhật, thiết kế không chuyên nghiệp, chức năng

không tiện lợi:

Nếu làm tốt marketing, có nhiều người truy cập nhưng phần nội dung, hình thức, chức năng website lại nghèo nàn, không chuyên nghiệp thì sẽ khó có khả năng người ta quay lại xem lần thứ hai. Hơn nữa, nguy cơ bị đối tượng khách hàng đánh giá thấp mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp nếu website của doanh nghiệp không được chăm sóc kỹ làm cho doanh nghiệp bị mất nhiều cơ hội bán hàng.

Để website mang lại hiệu quả, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem.

- Chất lượng website: là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem

một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website được đánh giá thông qua các yếu tố sau:

o Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không có quá nhiều thông tin trên một trang...

o Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn là thông tin phải hữu dụng cho người xem.

o Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem.

- Marketing website: đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website

(chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải đầu tư cho marketing website. Marketing website hiệu quả là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... nhưng rất cần thiết đối với sự thành công của website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web, nếu không nỗ lực marketing, website của doanh nghiệp sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”.

- Hỗ trợ khách hàng:nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết

đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như

Một phần của tài liệu Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân doc (Trang 29 - 43)