.Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Tiếp Cận Thị Trường Và Phân Phối Sản Phẩm Thuốc Thú Y Của Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Xanh Tại Các Đại Lý Tỉnh Hà Nam (Trang 49 - 53)

3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Tình hình sản xuất, kinh doanh tại công ty cổ phần Nông Nghiệp Xanh: Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng việc sản xuất thuốc thú y dựa trên các số liệu về cơ cấu sản phẩm, doanh thu của cả công ty kết hợp làm việc tại các phòng ban, kho qua đó đưa ra các đánh giá thông qua các chỉ tiêu.

- Quy mô sản xuất.

- Quá trình sản xuất, lưu trữ, bảo quản. - Quá trình xuất hàng và vận chuyển.

- Nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Nông Nghiệp Xanh. - Nhóm sản phẩm bán được nhiều nhất tại công ty.

* Tình hình sử dụng các sản phẩm thuốc thú y Nông Nghiệp Xanh tại các trang trại, các đại lý, hộ chăn nuôi.

- Trực tiếp điều tra, tìm hiểu tại các đại lý qua đó lập các phiếu điều tra, khảo sát:

+ Đánh giá về tỷ lệ của các nhóm thuốc thú y thông qua hoạt động kinh doanh của các đại lý.

- Trực tiếp điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại, hộ chăn nuôi kết hợp với điều tra doanh thu tại đại lý lập thành phiếu điều tra, để đánh giá về tình hình sử dụng thuốc thú y trên địa bàn.

+ Đánh giá nhóm sản phẩm dùng nhiều tại địa bàn tỉnh Hà Nam.

3.4.2.2. Phương pháp phân phối, quảng bá để đưa sản phẩm vào thị trường.

+ Quảng bá về thương hiệu của Nông Nghiệp Xanh. Thông qua mạng xã hội, catalog, các cuộc hội nghị khách hàng,…

+ Tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng và sự ổn định của sản phẩm…

+ Thiết lập tình cảm với khách hàng thông qua ngoại hình, giao tiếp, thái độ làm việc…

3.4.3 chỉ tiêu theo dõi về chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh tại trang trại

Trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên quan sát để phát hiện sớm những cá thể có biểu hiện bệnh để kịp thời cách ly và điều trị.

Trang trại mới được đưa vào sử dụng nên tình hình dịch bệnh chưa xảy ra phức tạp.

Ngoài ra việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn trong và ngoài chuồng nuôi nên đàn gà phát triển rất tốt và khỏe mạnh, không có dấu hiệu của dịch bệnh.

Qua quan sát thấy triệu chứng bệnh của gà có những biểu hiện điển hình ở bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8. Các triệu chứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh

STT Tên bệnh Triệu chứng lâm sàng

1 CRD

Ủ rũ, giảm ăn, chậm lớn,suy nhược Gà khó thở, ho hen, sặc khẹt

Gà chảy nước mũi, nước mắt, viêm mí mắt, đôi khi thấy phù đầu

2 Cầu trùng ruột non

Tiêu chảy thất thường Phân có lẫn máu

Thiếu máu: mào, da nhợt nhạt Xù lông, sã cánh xuống sát nền

Tổng kết từ bảng 3.8 cho thấy: Trong thời gian thực tập em nhận thấy gà thường mắc bệnh chủ yếu như CRD và cầu trùng là chủ yếu, bệnh cầu trùng thường phát hiện vào giai đoạn từ 2 đến 8 tuần tuổi.

Đối với bệnh cầu trùng ruột non, đây là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở tất cả các loại gà và ở tất cả các lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân có màu nâu thẫm, hoặc lẫn máu tươi, gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm

cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80%. Đối với bệnh CRD chủ yếu xảy ra ở những tuần tuổi đầu, gà thường có triệu chứng điển hình là gà ho, khó thở, rướn cổ thở, bỏ ăn, sốt cao.

Trong quá trình chẩn đoán lâm sàng, chúng em chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh.

4.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên gà thịt

Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gà mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh, với sự hướng dẫn của kỹ thuật, em đã xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Sau 3 ngày điều trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực: ăn uống, vận động dần trở lại bình thường. Kết quả điều trị được thể hiện rõ ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Kết quả điều trị trên đàn gà tại trại Tên

bệnh Tên thuốc Liều lượng

Số gà điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ sống (%) CRD Doxy 50% gold 1g/ 5l nước Uống liên tục 3 - 5 ngày 5.918 5.902 99,73 Cầu trùng ruột non Vicox Toltra Bổ xung thêm vitamin K, điện giải và giải độc

gan thận 3ml/1lít, uống liên tục trong 3 ngày 5.894 5.816 98,69 Tổng kết từ bảng 3.9 cho thấy:

Số gà bị chết khi điều trị bệnh CRD là 16 con; tỷ lệ gà khỏi bệnh là 99,73% Số gà chết khi điều trị bệnh cầu trùng ruột non là 78 con; tỷ lệ gà khỏi bệnh là 98,69%.

Trong quá trình theo dõi, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh mà mức độ mắc bệnh của đàn gà, thì thời gian điều trị phải phù hợp với bệnh trạng. Tuy

nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị ở bảng 3.9 thì số gà mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của gà mắc bệnh, số gà chết rải rác không còn sau khi được điều trị, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn gà an toàn.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi xử lý theo phương pháp thống kê sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2010.

Một phần của tài liệu Tiếp Cận Thị Trường Và Phân Phối Sản Phẩm Thuốc Thú Y Của Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Xanh Tại Các Đại Lý Tỉnh Hà Nam (Trang 49 - 53)