Xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)

Xuất khẩu lao động được coi là một hướng đi quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm không chỉ ở Tỉnh Phú Thọ mà còn ở cả nước. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ coi đây là một giải pháp cơ bản vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đồng thời tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động. Thị trường xuất khẩu lao động của tỉnh chủ yếu tập trung vào những nước như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… Mặc dù hiện nay thị trường lao động có nhiều biến động, công tác xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cũng như chất lượng của người lao động khi tham gia xuất khẩu, nhưng mục tiêu của tỉnh vẫn coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động. Để làm được những điều đó cần tập trung làm những giải pháp sau:

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân hiểu rõ được vai trò, hiệu quả,sự cần thiết và cách thức cũng như trách nhiệm khi tham gia xuất khẩu lao động.

Hiện nay có tình trạng người lao động gặp nhiều vấn đề trong việc xuất khẩu lao động như vướng vào tệ nạn xã hội, bỏ trốn, nợ nần,… Chính vì vậy cần phải tuyên truyền, quán triệt cho các công ty, địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động. Cần có những biện pháp quản lý có hiệu quả người lao động ở nước ngoài và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để người nhà người lao

Cần thông báo công khai thông tin về thị trường lao động như: số lượng, thời gian, tiêu chuẩn, mức thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tình hình hoạt động kinh doanh mà người lao động đó đến làm việc để họ nắm rõ, giúp cho các doanh nghiệp xuất nghiệp thuận lợi trong công tác tuyển chọn.

Có những chính sách đãi ngộ đối với những người sau khi đi xuất khẩu trở về nước, tạo cơ hội để họ tìm được việc làm phù hợp với trình độ và tay nghề của mình. Bên cạnh đó cần khuyến khích người lao động sau khi trở về đầu tư kinh doanh vào những ngành nghề là thế mạnh của địa phương nhằm tránh tình trạng tái thất nghiệp của lao động sau khi hết hạn lao động ở nước ngoài.

Cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị thiết bị dạy nghề trọng điểm với đội ngũ giáo viên đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, hoàn thiện chương trình dạy nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường để tăng số lượng lao động có trình độ đi xuất khẩu, giảm xuất khẩu lao động phổ thông, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của phía người sử dụng lao động. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nhằm tổ chức, giáo dục, định hướng cho người lao động nhất là đào tạo họ hiểu được văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật và ngôn ngữ thông thường của các nước nhập khẩu lao động. Bên cạnh đó cũng phải giáo dục cho người lao động nâng cao ý thức tác phong công nghiệp, có khả năng thích nghi được với môi trường công nghiệp hiện đại.

Tiếp tục cải cách hành chính, giảm phiền hà trong việc xác nhận thủ tục, hồ sơ cho người xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đi xuất khẩu lao động.

KẾT LUẬN

Tạo việc làm cho nguồn nhân lực là một vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của từng quốc gia. Qua việc nghiên cứu vấn đề này, ta có thể thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc làm đối với từng cá nhân người lao động. Tạo việc làm không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn giúp họ trang trải cuộc sống, đảm bảo được nhu cầu thiết yếu cho các thành viên trong gia đình của người lao động. Chính vì vậy, ở Việt Nam, việc tạo việc làm cho nguồn nhân lực xã hội là nhiệm vụ của không chỉ của Đảng và Nhà nước mà còn là công việc chung của các cấp, các ngành, của toàn xã hội.

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du Bắc Bộ với sản xuất chính chủ yếu là hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, do tỷ lệ gia tăng dân số vẫn ở mức cao, quá trình mở rộng các khu, cụm công nghiệp làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn nhiều bất cập cùng với một số lượng không nhỏ sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa tìm được việc làm, làm cho tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp ở tỉnh vẫn còn cao, gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Chính vì vậy đặt ra yêu cầu cho chính quyền địa phương tỉnh phải có những chủ trương, giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm cho người lao động.

Trong những năm qua, vấn đề tạo việc làm cho nguồn nhân lực ở các cấp các ngành địa phương quan tâm thực hiện và đạt được nhiều thành tựu lớn. Những kết quả về kinh tế xã hội ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giáo

dục…đã giúp cho hàng nghìn lao động của tỉnh có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở tỉnh Phú Thọ có xu hướng giảm, đánh dấu dấu hiệu khả quan đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề tạo việc làm cho nguồn lao động trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn ở mức cao, chất lượng lao động vẫn còn hạn chế, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong khi lại dư thừa lao động phổ thông. Công tác tổ chức dạy nghề vẫn chưa gắn với yêu cầu thực tế hiện nay. Vì vậy việc giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, khó khăn cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Để tạo việc làm cho nguồn nhân lực tỉnh thì phải có những chính sách, giải pháp đồng bộ ở từng huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trước hết nhằm nâng cao chất lượng của nguồn lao động để đáp ứng được thị trường lao động trong và ngoài nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại và giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w