Chống chuyển giá

Một phần của tài liệu ĐỀ tài ẢNH HƯỞNG của THUẾ SUẤT đến KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ của các CÔNG TY đa QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

Chuyển giá gắn với hoạt động của công ty đa quốc gia. Bởi công ty đa quốc gia là một tổ chức kinh doanh với nhiều công ty liên kết, chi nhánh hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia có chính sách thuế khác nhau, và có sự cạnh tranh thuế với nhau, dẫn đến việc công ty đa quốc gia sẽ tìm cách tận dụng lợi thế thuế của mỗi nước để làm lợi cho mình theo hướng tiết kiệm các khoản thuế phải nộp. Với đặc trưng nêu trên, công ty đa quốc gia có thể hoàn toàn sắp đặt các giao dịch nội bộ giữa các công ty liên kết để đạt được mục tiêu chung. Và, công ty đa quốc gia đã tạo ra các giao dịch nội bộ nhằm chuyển thu nhập về công ty liên kết ở quốc gia có thuế thu nhập thấp và/hoặc chuyển chi phí về công ty liên kết ở quốc gia có thuế thu nhập cao. Giao dịch như trên được gọi là chuyển giá. Chuyển giá được thực hiện giữa các công ty liên kết thông qua các giao dịch mua bán, li-xăng, cung cấp dịch vụ… Chuyển giá gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chống chuyển giá được các nước và các tổ chức quốc tế như OECD, UN rất quan tâm. Trong luật các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Australia, Trung Quốc…chuyển giá là một chế định độc lập so với quy chế chung về chống tránh thuế.

Cơ sở để xây dựng và phát triển cơ chế chống chuyển giá là nguyên tắc thị trường (arm’s length principle). Điều 9 của Hiệp định thuế mẫu của OECD định nghĩa về nguyên tắc thị trường như sau: “khi các điều kiện được xác lập hoặc đặt ra bởi hai doanh nghiệp trong quan hệ thương mại hoặc tài chính khác với các điều kiện được xác lập bởi hai doanh nghiệp không có quan hệ liên kết, dẫn đến một trong các doanh nghiệp này không được hưởng một khoản lợi nhuận mà đáng lẽ nó được hưởng, thì khoản lợi nhuận này sẽ được tính cho doanh nghiệp này và phải chịu thuế theo quy định”. Pháp luật của nhiều nước mặc dù có đề cập đến thuật ngữ “nguyên tắc thị trường” nhưng không đưa ra định nghĩa như thế nào là nguyên tắc thị trường. Ngay trong pháp luật của Mỹ, mặc dù cơ sở của cơ chế chống chuyển giá là nguyên tắc thị trường, nhưng không có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa thế nào là nguyên tắc thị trường. Tuy vậy, nguyên

33 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

tắc thị trường được hiểu là nguyên tắc sử dụng ứng xử của các bên độc lập làm tiêu chí để xác định việc phân bổ thu nhập và chi phí trong các giao dịch quốc tế giữa các công ty liên kết. Nó đòi hỏi các điều kiện trong giao dịch giữa các bên liên kết, như giá cả, chi phí, lợi nhuận phân chia, phải được xác lập một cách khách quan như giữa các bên không có quan hệ liên kết. Từ đó, pháp luật các nước đưa ra các tiêu chí, phương pháp xác định giá thị trường trong các giao dịch giữa các bên liên kết. Phương pháp xác định giá thị trường bao gồm: phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá cộng vốn lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp tách lợi nhuận. Ngoài ra, pháp luật các nước còn quy định các công cụ khác nhằm chống chuyển giá, như cơ chế về nghĩa vụ công khai thông tin giao dịch liên kết của người nộp thuế, thỏa thuận trươc vê phương phap xac đinh gia tinh thuê (APA), quyền ấn định giá giao dịch theo giá thị trường, quyền truy thu số thuế bị lẩn tránh…

Một phần của tài liệu ĐỀ tài ẢNH HƯỞNG của THUẾ SUẤT đến KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ của các CÔNG TY đa QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w