Năng suất của các tổ hợp lai trong điều kiện hạn

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC THL ĐỈNH MANG

4.3.4. Năng suất của các tổ hợp lai trong điều kiện hạn

Năng suất cây trồng là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, là tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành, trong có yếu tố phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen và tương đối ổn định như số hàng hạt, có yếu tố phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, điều kiện canh tác như chiều dài bắp, đường kính bắp, số hạt/hàng,...

Theo CIMMYT, đối với thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn ở ngô trong điều kiện hạn có kiểm soát, năng suất thực thu là tính trạng mục tiêu cần được xác định. Qua đánh giá và khảo sát 12 tổ hợp lai đỉnh (6 tổ hợp lai được tạo ra từ các dòng chuyển gen và 6 tổ hợp lai được tạo ra từ các dòng nền) trong điều kiện hạn có kiểm soát, kết quả cho thấy:

Năng suất của 12 tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 18,44 - 39,61 tạ/ha, trong đó năng suất của các tổ hợp lai D3 x NT (39,61 tạ/ha), D21 X NT (38,94 tạ/ha), D3 X H (38,48 tạ/ha) và D21 X H (35,91 tạ/ha) cho năng suất cao hơn các tổ hợp lai mang gen chịu hạn và cao hơn có ý nghĩa so với THL nền tương ứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó THL D3 x H; D21 x NT và D21 x H là tổ hợp lai cho năng suất vượt THL nền cao nhất lần lượt 11,4; 9,7 và 10,0 tạ/ha tương đương 33 – 42%.

Bảng 4.20. Năng suất của các tổ hợp lai trong điều kiện hạn-Vụ Hè Thu 2019

STT THL Năng suất

(tạ/ha)

Năng suất vượt so với dòng nền (tạ/ha) % vượt so với dòng nền 1 D3 x NT 39,61 6,0 117,9 2 C436 x NT (nền) 33,61 3 D14 x NT 24,20 5,3 128,2 4 C7N x NT (nền) 18,88 5 D21 x NT 38,94 9,7 133,0 6 V152 x NT (nền) 29,28 7 D3 x H 38,48 11,4 142,0 8 C436 x H (nền) 27,09 9 D14 x H 19,30 0,9 104,7 10 C7N x H (nền) 18,44 11 D21 x H 35,91 10,0 138,6 12 V152 x H (nền) 25,91 LSD0,05 5,26 CV (%) 10,86

Qua thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn của các tổ hợp lai trong điều kiện hạn có kiểm soát ở vụ Hè Thu 2019, năng suất của các tổ hợp lai được tạo ra từ dòng chuyển gen cao hơn có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% so với các tổ hợp lai được tạo ra từ dòng nền, đó là 3 tổ hợp lai D21 x NT, D3 x H và D21 x H. Kết quả này, cho thấy gen chuyển vào cây ngô đã giúp nâng cao khả năng chịu hạn của các tổ hợp lai nền so với nền di truyền ban đầu của chúng. Đây là mục tiêu của nghiên cứu chuyển gen chịu hạn vào các nguồn vật liệu ưu tú, là một hướng đi có nhiều triển vọng.

Bảng 4.21. Các tổ hợp lai chuyển gen được chọn trong điều kiện hạn vụ Hè Thu 2019

D21 x H D21 x NT D3 x H

Năng suất (tạ/ha) 35,91 38,94 38,48

ASI (ngày) 5,3 5,0 5,0

Thời gian sinh trưởng (ngày) 109 107 107

Tốc độ già hoá bộ lá (LSE 3) (điểm) 5,0 4,3 4,0

Tỷ lệ đổ rễ (%) 3,6 0,0 0,8

Tỷ lệ gãy thân (%) 0,0 0,0 0,0

Tỷ lệ bắp/cây (%) 0,84 0,91 0,93

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 71 - 73)