Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5.1. Tổn thương bệnh lý đại thể ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bệnh tích đại thể của 76 con vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli (một số vịt bầu trắng mắc bệnh nặng, một số vịt bầu trắng gần chết hoặc mới chết). Những vịt bầu trắng mà chúng tôi tiến hành mổ khám để kiểm tra bệnh tích đại thể là những vịt bầu trắng có triệu chứng lâm sàng và khi lấy bệnh phẩm để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đều cho kết quả dương tính về E. coli. Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể của vịt bầu trắng mắc bệnh được chúng tôi thống kê ở bảng 4.12 và các ảnh chụp minh họa dưới đây.
Khi quan sát các bệnh tích đại thể ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, chúng tôi thấy bệnh tích đại thể ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli gồm 5 loại chính, đó là:
•Viêm túi khí: với biểu hiện túi khí đục, thành túi khí dày và có nhiều fibrin bao phủ hoặc viêm dính.
•Tích nước xoang bụng.
•Gan sưng, có thể thấy tụ huyết thành đám và có lớp mỏng fibrin bao phủ.
•Mật sưng to.
•Ruột viêm.
Bệnh tích này cũng có thể dễ lẫn với CRD (bệnh viêm đường hô hấp mãn tính) nhưng khác nhau là khi vịt bầu trắng mắc CRD, trong đường hô hấp như khí quản, phế quản chứa nhiều dịch, phổi nhục hóa, có thể có bã đậu do chất tiết và các tế bào viêm tạo thành, các bệnh tích này không có ở vịt bầu trắng mắc E. coli. Bệnh tích viêm túi khí thường viêm lan sang phổi, tim, gan, khi bệnh nặng, toàn bộ túi khí, màng tim và màng gan dầy lên, có thể có lớp fibrim dầy bao phủ toàn bộ các phủ tạng.
Xoang bụng chứa nhiều dịch, ban đầu dịch trong, càng lâu dịch càng đục, có thể có fibrim gây viêm dính các cơ quan phủ tạng, thành ruột dày lên, có thể xuất huyết thành từng đám, dịch ruột nhiều, màu vàng hoặc xanh nhày, lẫn máu. Khi bệnh tiến triển trong thời gian dài, thành ruột bị bào mòn, rất mỏng do lớp lông nhung trên niêm mạc đã bị viêm bong ra và theo phân ra ngoài.
Ở vịt bầu trắng sinh sản mắc bệnh, ngoài các bệnh tích chung nêu ở trên buồng trứng còn có thể biến dạng, trứng non vỡ gây viêm dính phúc mạc, bệnh tích này dễ nhầm với bệnh tích thương hàn. Do vậy, đối với bệnh này khi chẩn đoán lâm sàng không chắc chắn thì cần thiết phải phân lập, xác định căn nguyên gây bệnh.
Như vậy, các triệu chứng và bệnh tích của vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli mà chúng tôi thu được trong quá trình nghiên cứu cũng tương tự triệu chứng, bệnh tích ở gà mắc bệnh E.coli đã được Nguyễn Xuân Bình và cs (2006) miêu tả và hoàn toàn phù hợp với các tài liệu đã miêu tả về bệnh E.coli (Colibacillosis) trên gia cầm.
Khi thống kê các tổn thương bệnh lý (bệnh tích đại thể) ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli, (bảng 4.12) chúng tôi thấy:
Có tới 58/76 con mắc bệnh được mổ khám có hiện tượng viêm túi khí chiếm tỷ lệ cao nhất (76,32%), tiếp theo là bệnh tích viêm ruột có 46/76 con (chiếm 60,53%), hiện tượng viêm niêm mạc ruột có thể có xuất huyết, thành ruột sưng dày, sau đó niêm mạc ruột bị viêm, bào mòn dần làm thành ruột mỏng. Ở hầu hết các vịt bầu trắng mắc bệnh thể viêm ruột, ngoài bệnh tích viêm ruột còn có bệnh tích mật sưng có 41/76 con (chiếm 53,95%), gan sưng có 36/76 con (chiếm 47,37%), tích nước xoang bụng có 35/76 con (chiếm 46,05%).
Bảng 4.12. Các bệnh tích của vịt bầu trắng bị bệnh do E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Tổng số Đợt mổ mổ khám khám Số (con) lượng (con) 1 11 2 17 3 9 4 18 5 14 6 7 Tổng hợp 76
Những con vịt bầu trắng nghi mắc bệnh E. coli (Colibacillosis) có biểu hiện điển hình như tiêu chảy phân xanh, có thể lẫn máu, khó thở, vịt bầu trắng há mỏ thở nhưng không có âm ran, khi mổ khám thấy viêm ruột, xuất huyết; viêm túi khí, xoang tim, fimbrin phủ toàn bộ phủ tạng. Do vậy, việc xác định được các triệu chứng, bệnh tích của vịt bầu trắng bệnh chính xác cũng giúp chẩn đoán bệnh nhanh và điều trị được kịp thời, hạn chế được tổn thất do bệnh gây ra đối với các đàn vịt bầu trắng tại các cơ sở chăn nuôi vịt bầu trắng.
Ảnh 4.3. Mổ khám bệnh tích Ảnh 4.4. Túi khí hoại tử đốm màu vàng