Màng bao tim có lớp nhầy trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm bệnh lý bệnh do escherichia coli ở vịt bầu trắng và biện pháp điều trị (Trang 76)

4.5.2. Tổn thương bệnh lý vi thể đường ruột ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. colitrên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trong ống tiêu hóa, ruột non có vai trò quan trọng, cấu tạo của nó phù hợp với chức năng sinh lý. Mức độ hấp thu và tiêu hóa của ruột phụ thuộc và sự biến đổi cấu trúc của niêm mạc ruột non. Để thấy rõ mức độ tổn thương của ruột và ảnh hưởng của nó tới tiêu hóa hấp thu của vịt bầu trắng bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổn thương bệnh lý vi thể đường ruột ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli bằng phương pháp mô học thông thường ở 30 vịt bầu trắng bệnh.

Bệnh phẩm là những đoạn ruột có tổn thương bệnh lý đại thể đặc trưng và làm tiêu bản bằng phương pháp mô học thông thường, nhuộm bằng Hematoxylin – Eosin và quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại (15x40).

Đọc 100 tiêu bản vi thể ở 2 đoạn ruột khác nhau qua kính hiển vi quang học với độ phóng đại (15x40), chúng tôi thu được kết quả bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tổn thương bệnh lý vi thể đường ruột ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc Khoái Châu,

tỉnh Hưng Yên

Dạng biến đổi bệnh lý vi thể đường ruột

Lông nhung biến dạng Sung huyết ruột Xuất huyết ruột Tế bào viêm thâm nhiễm

Kết quả bảng 4.13 cho thấy:

- Đối với bệnh tích trên tá tràng:

lông nhung bị đứt nát, dính lại với nhau thành từng khối, teo nhăn đi,.. hiện tượng này xuất hiện trên cả 30 mẫu ở tá tràng và manh tràng (chiếm tỷ lệ 100%).

+ Hiện tượng sung huyết: được thể hiện ở các mạch quản giãn rộng, chứa đầy hồng cầu. Hiện tượng này chúng tôi thấy xuất hiện ở 26/30 mẫu (chiếm tỷ lệ 86,67%).

+ Hiện tượng xuất huyết: là hiện tượng hồng cầu thoát ra khỏi mạch quản và nằm lẫn trong các chất chứa, hiện tượng này xuất hiện ở 27/30 mẫu (chiếm tỷ lệ 92%).

+ Hiện tượng tế bào thâm nhiễm: hiện tượng này xuất hiện ở cả 30/30 mẫu(chiếm tỷ lệ 100%).

- Đối với bệnh tích trên manh tràng:

+ Hiện tượng lông nhung biến dạng được thể hiện qua hình ảnh các đỉnh lông nhung bị đứt nát, dính lại với nhau thành từng khối, teo nhăn đi,.. hiện tượng này xuất hiện trên cả 30 mẫu ở tá tràng và manh tràng (chiếm tỷ lệ 100%).

+ Hiện tượng sung huyết, xuất huyết: Hiện tượng này chúng tôi thấy xuất hiện ở 28/30 mẫu (chiếm tỷ lệ 93,33%).

+ Hiện tượng tế bào thâm nhiễm: hiện tượng này xuất hiện ở cả 29/30 mẫu (chiếm tỷ lệ 96,67%).

Ảnh 4.7. Lông nhung ruột ở trạng thái Ảnh 4.8. Phần đỉnh lông nhung ruột

bình thường (H.E x 40) bị hoại tử bắt màu hồng đều (H.E x 40)

Ảnh 4.9. Sung huyết ở hạ niêm mạc

(H.E x 40)

Ảnh 4.11 Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc (H.E x 40)

Ảnh 4.10. Xuất huyết nghiêm trọng ở ruột (H.E x 40)

Ảnh 4.12. Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc (H.E x 40)

4.6. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG MẪN CẢM CỦA VI KHUẨN E. COLI PHÂN LẬP ĐƯỢC Ở VỊT BẦU TRẮNG BỆNH TRÊN ĐÀN VỊT BẦU TRẮNG NUÔI TẠI MỘT SỐ NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

Để lựa chọn các loại thuốc kháng sinh phù hợp, giúp cho công tác điều trị bệnh được hiệu quả trong quá trình thực hiện đề

sinh của các chủng vi khuẩn E. coli

phân lập được trên vịt bầu trắng bệnh. Kiểm tra bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch và đánh giá kết quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn cận lâm sàng trong phòng thí nghiệm (NCCLS) (1999). Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 4.14.

Qua số liệu bảng 4.14 cho thấy: vi khuẩn E. coli phân lập được từ vịt bầu trắng bệnh nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên mẫn cảm nhất với thuốc kháng sinh Amox - colistin.

Sự kháng thuốc của E. coli theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy là do

vi khuẩn có hệ thống sinh học tinh vi giúp chúng nhan thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt tác nhân ngoại cảnh là kháng sinh.

Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra độ mẫn cảm của vi khuẩn E. coli phân lập được từ vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông

hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Loại kháng sinh Colistin (10µg)

Ceftiofur (30µg) Flophenicol (30µg) Erythromycin (15µg)

Amoxicillin /clavulanic acid (20/10µg) Amox-colistin (30/10µg) Amoxycillin (30µg) Oxytetracyclin (30µg) Gentamycin (10µg) Trimethoprime/Sulfamethazole (Bt) (1,25/23,75µg) Doxycyclin (30µg) Enrofloxacin (5µg) Flo – Doxy (40/20µg) Cefotaxime (30µg) Norfloxacin (10µg) Flumequin (30µg) Neomycin (30µg) Số mẫu 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01

*Ghi chú: ĐKVK: Đường kính vòng vô khuẩn

Vi khuẩn có chứa gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmid. Plasmid này có thể di truyền dọc và di truyền vịt bầu trắng cho tất cả các quần thể vi khuẩn thích hợp, có khả năng tự đột biến để thích nghi với điều kiện mới. Ngoài ra các plasmid này có khả năng di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn

khác và làm lan rộng khả năng kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn. Một vi khuẩn có thể mang nhiều gen kháng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, việc phòng và điều trị bệnh do vi khuẩn E.Coli gây nên ngày càng trở nên khó khăn hơn (Costa.D và cs, 2006).

Ngoài ra, nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng E.coli phân lập từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Đỗ Ngọc Thúy và cs (2002) cho thấy các chủng E.coli có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thông thường vẫn dùng để điều trị bệnh như: Amoxicillin (76,42%) Chloramphenicol(79,25%),Trimethoprim/Sulfamethoxazol (80,19%), Streptomycin (88,68%), Tetracyclin (97,17%) và đã cho ra khuyến cáo có thể dùng Amikacin, Apramycin hay Ceftiofur để điều trị cho lợn con bị tiêu chảy, thay thế các kháng sinh trước đây vẫn dùng.

4.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỬ NGHIỆM BỆNH E. COLI TRÊN VỊT BẦU TRẮNG THUỘC MỘT SỐ NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

Dựa trên đặc tính của vi khuẩn E. coli chúng tôi phân lập được từ vịt bầu trắng mắc bệnh và các kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh, cùng với kết quả xác định khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E. coli đã phân lập được từ vịt bầu trắng bệnh với một số loại kháng sinh, chúng tôi tiến hành xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm.

Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh cần thiết phải có giải pháp cụ thể để hạn chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (Collignon và cs, 2009). Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tính chất thông dụng, giá thành hợp lý và có hiệu quả. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn và điều trị thử nghiệm 2 loại thuốc kháng sinh đang lưu hành trên thị trường để dùng cho 2 phác đồ điều trị là: Bio – Flo + Doxy (Doxycyline + , Florfenicol) và Octamix (Amoxycillin + Colistin)

Với 90 con vịt bầu trắng mắc bệnh, chúng tôi xây dựng 2 phác đồ điều trị thử nghiệm và tiến hành điều trị trong 3 đợt (đợt 1, đợt 2, đợt 3). Mỗi đợt chúng tôi chia làm 2 lô, mỗi lô chúng tôi theo dõi 30 vịt bầu trắng bệnh và điều trị theo

2 phác đồ.

* Phác đồ I:

bổ sung nước và điện giải (Chúng tôi đã trình bày chi tiết ở phần phương pháp thí nghiệm).

* Phác đồ II:

Chúng tôi sử dụng kháng sinh Flo - Doxy, kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực, bổ sung nước và điện giải như phác đồ I.

● Bio – Flo + Doxy - Thành phần gồm: Florfenicol: 20g Doxycyline: 10g Tá dược vừa đủ: 100g Tác dụng:

+ Florfenicol là kháng sinh thế hệ mới nhất của nhóm Phenicol, là kháng sinh tổng hợp phổ rộng, có hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).

+ Doxycyclin thuộc nhóm tetracyclin có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gram (+) và gram (-) như Bordetella; E.Coli, Ampylobacter; Salmonella;

Staphylococcus; Doxycyclin cũng có tác dụng tốt đối với Mycoplasma

Rickettsiaapp. Tác động của Doxycyclin đối với vi khuẩn là sự ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

Chỉ định:

Phòng và trị bệnh: CRD, E. coli, tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy. Octamix

- Thành phần gồm:

+ Amocyclin trihydrat: 100mg

+ Colistin sunfat: 50mg

- Tác dụng:

+ Amocyclin: Amocyclin là amino penicillin, bền trong môi trường axit, có phổ tác dụng rộng hơn Bezyl penicillin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn gram (-).Amocyclin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn Invito, Amocyclin hấp thu dễ dàng qua đường uống, nồng độ đạt đỉnh cao trong huyết thanh sau khi uống 1-2 giờ.

+ Colistin: là thuốc kháng sinh nhóm polymycin, thường dùng để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram (-), phổ kháng khuẩn và cơ chế tác dụng của Colistin cùng tương tự như polymicin B, nhưng dạng Colistin sunfat thì có tác dụng hơi kém hơn, còn dạng Colistin sunfomethat thì có tác dụng kém hơn polymicin B rất nhiều: Colistin có tác dụng đối với các vi khuẩn như: E.Coli; Klebsiella; Salmonella; Haemophillus.

- Chỉ định:

+ Octamix được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp gây ra bởi vi sinh vật nhạy cảm với Amocyclin và Colistin như E.coli; Salmonella; Haemophillus; Pasteurella, …

Như chúng tôi đã nêu ở trên, với 90 vịt bầu trắng nuôi thịt mắc bệnh E.coli được chúng tôi tiến hành điều trị theo 2 phác đồ và tiến hành trong 2 đợt. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh E.coli ở vịt bầu trắng trên đàn vịt bầu trắng tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Đợt thí Lô thí nghiệm nghiệm Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Tổng Lô I: (phác đồ I) Lô II: (phác đồ II) Lô I: (phác đồ I) Lô II: (phác đồ II) Lô I: (phác đồ I) Lô II: (phác đồ II) Lô I: (phác đồ I) Lô II: (phác đồ II)

Kết quả bảng 4.15 cho thấy: với 2 phác đồ điều trị thử nghiệm, cả 2 phác đồ đều cho hiệu quả cao (từ 83 – 93%). Nhưng phác đồ II có hiệu quả cao hơn. Cụ thể với 90 con vịt bầu trắng được điều trị sau 5 ngày có 83 con khỏi bệnh (đạt tỷ lệ 92%). Ở phác đồ I cũng với số ngày điều trị như phác đồ I, nhưng chỉ có 75/90 con khỏi bệnh (đạt tỷ lệ 83%).

+ Tuy nhiên, sau quá trình điều trị vẫn có những con còi cọc, yếu chân, và đều ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng. Trong thực tế, các đàn vịt bầu trắng nuôi thịt mắc E. coli nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, khi điều trị bệnh không cải thiện được môi trường, không tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và bổ sung điện giải, vitamin, glucoza, thì tỷ lệ chết có thể trên 70%.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận:

- Tỷ lệ vịt bầu trắng mắc bệnh, chết do bệnh thường cao nhất vào mùa xuân, giảm dần vào mùa hạ và mùa thu, thấp nhất vào mùa đông.

- Tỷ lệ vịt bầu trắng nghi mắc bệnh E. coli và chết trong giai đoạn 1 – 10 ngày tuổi là cao nhất (chiếm 4,64% và 2,36%) Khi vịt bầu trắng lớn dần lên, tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh cũng giảm dần theo độ tuổi.

- Biểu hiện lâm sàng ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli thường là kém ăn, ủ rũ, tiêu chảy phân xanh, vàng, nhày, có khi lẫn máu và khó thở.

- Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, hàm lượng huyết sắc tố ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli cao hơn so với vịt bầu trắng khỏe.

- Ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli số lượng bạch cầu tăng so với vịt khỏe mạnh và bạch cầu ái toan giảm.

- Độ dự trữ kiềm và hàm lượng đường huyết ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli giảm so với vịt bầu trắng khỏe.

- Hàm lượng protein huyết thanh ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli cao hơn so với vịt bầu trắng khỏe.

- Hàm lượng natri và kali trong huyết thanh của vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli giảm nhiều so với vịt bầu trắng khỏe.

- Khi vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli tổn thương bệnh lý chủ yếu ở đường ruột: ở tá tràng và manh tràng. Với tổn thương vi thể là hiện tượng lông nhung biến dạng, niêm mạc sung huyết, xuất huyết và có tế bào viêm thâm nhiễm ở hạ niêm mạc.

- Trong điều trị bệnh E. coli ở vịt bầu trắng, ngoài việc loại trừ những sai sót trong nuôi dưỡng, dùng kháng sinh đặc hiệu diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc tăng cường giải độc cho cơ thể và bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể. Trong các cơ sở chăn nuôi vịt bầu trắng khi điều trị bệnh E. coli theo chúng tôi dùng cả hai phác đồ điều trị thử nghiệm trên đều cho hiệu quả cao.

5.2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu trên của đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và trong thời gian ngắn. Vì vậy, cần có những

nghiên cứu tiếp về đặc điểm của bệnh ở nhiều địa phương, xây dựng được các phác đồ điều trị hiệu quả nhất tại từng địa phương và trong thời gian dài hơn để đưa ra được đánh giá tổng quan về dịch bệnh từ đó có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế trong chăn nuôi vịt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alastair Johnston (2007). Curent diseases of ducks and their control. www. Wattpoultry.com/Poultry International.

Andrews, S.C, Robinson, A.K., & Rodriguez – Quinones, R. (2003). “ Bacterial iron homeostsis” FEMS Microbiology Letters, 27 (2-3): 215 – 237.

Blanco, J.E., Blanco, M., Mora, A….and Blanco, J (1998). Serotypes of Escherichia coli isolated from septicaemic chickens in Galicia (Northwest Spain). Veterinary Microbiology. (61): 229 – 235.

Bree A; M. Dho & J.P Lafont (1989). Comparative infectivity of axenic and specific pathogen free chickens of O2 Escherichia coli strains with or without virulence factor, avian disseases (33): 134 – 139.

Bullen, J.I (1981). The singnificance of iron in effection, Rewier of Infectious Diseases

(3): 1127 – 1138.

Carlson, H.C & Whenham, G.R. (1968). Coliform baeteria in effection, Rewjez of infections diseases (3): 1127 – 1138.

Chu Văn Tường (1991). Ỉa chảy cấp ở trẻ em. Bách khoa thư bệnh học, tập 1. NXB trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.

CollignonP., John H. Powers., Tom M. Chiller., Awa Aidara – Kane, and Frank M. Aarestrup to their Improtance in Human Medicine: A Critical Step for Developing Risk Managenment Strategies for the Use of Antimicrobials in Food production Animals, Frederick J. Angulo, Section Editor.

Costa.D, Peta.P & Sawsen zy (2006). Detection of Escherichia coli harbouring extended – spectrum β – lactaurases of the CTX – M, TEM and SHV classes in feacal samples of wild animals in for portugal J Antimierob chemother (58): 31-32. Davies, D.L., Falkiner, F.R. & Hardy, K.G. (1981). Colicin V production by clinical

isolates of Escherichia coli, Infection and Immunity (31): 574 – 579.

Delicato. E.R. & Benito Guimaraes de Brito (2003). Virulence – associated genes in

Escherichia coli isolates from poultry with Colibacillosis, Veterinary microbiology (94): 97 – 103.

Derosa M. & H.J Barnes (1992). Acute airsacculitis in untreated and cyclophosphamide – pretreated broiler chickens inoculated with Escherichia coli or Escherichia coli

cell – free culture filtrate, Vet Pathol.Jan; 29 (1): 68 – 78.

Dho – Moulin M. & J.P Lafont (1999). Escherichia coli colonization of the trachea in poultry: comparison of virulence and avirulence strains in gnotoxenic chickens,

Đỗ Ngọc Thúy. Darren Trot, Alan Frost, Kirsty Townsend, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn,Văn Thị Hường & Vũ Ngọc Quý (2002). Tính kháng kháng sinh của các chủng Escherichia coli phân lập từ lợn tiêu chảy ở một số tình miền Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập IX.

Dozois C.M. & J.M. Fairrother (1992). Pap – and pil – relatde DNA sequences and other virulence determinants associated.

Ellis M.G; L.H Arp & S.J Lanmont (1988) serum resistance and virulence of

Escherichia coli isolated from turkeys, Am, J. Vet. Res (49): 2034 – 2037.

Emery D.A., D.P. Shaw (1992). Virulence factors of Escherichia coli associated with colisepticemia in chickens and turkeys, Avian Diseases (36): 504 – 511.

Emery D.A; K.V Nagarajo & D.P Shan (1992). Virulence factions of Escherichia coli

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm bệnh lý bệnh do escherichia coli ở vịt bầu trắng và biện pháp điều trị (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w