Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nga bạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

2.1.4.1 Chủ trương, chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới. Các chủ trương chính sách phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống của chính người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, nông thôn Việt Nam rất đa dạng, nhiều vùng miền, dân tộc và nền văn hóa ở mỗi nơi là khác nhau. Vì thế, việc ban hành chủ trương chính sách cho từng vùng địa phương là rất khác nhau đòi hỏi nhà quản lí phải linh động, thay đổi những chủ trương chính sách sao cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc.

2.1.4.2 Năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở

Cán bộ là những người quyết định đến sự thành công của chương trình, từ khâu thành lập dự án đến khâu triển khai thực hiện dự án. Tất cả những công việc trên đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực và kiến thức tổng hợp, phải hiểu biết về địa phương, hiểu dân. Từ đó mới có thể đưa ra được những chính sách đúng đắn, chiến lược phù hợp với địa phương. Vì vậy cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ năng lực cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở địa phương

2.1.4.3 Khả năng huy động và quản lý nguồn vốn thực hiện chương trình

Vốn là yếu tố quyết định đến việc chương trình có được thực hiện hay không. Xây dựng NTM là một chương trình mang tính quốc gia lâu dài, vì vậy đòi hỏi phải huy động một nguồn kinh phí vô cùng lớn. Nhà nước không thể hỗ trợ hoàn toàn kinh phí mà đòi hỏi mỗi vùng mỗi địa phương phải có những chính sách hợp lý để huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ dân chúng. Cùng với huy động nguồn lực trong dân là việc khéo léo huy động nguồn vốn từ các tổ chức doanh nghiệp trong địa phương, các tổ chức tín dụng để làm sao tận dụng được tối đa mọi nguồn lực trong xã hội. Nơi nào huy động được nguồn lực lớn thì nơi đó việc triển khai tổ chức thực hiện diễn ra càng thuận lợi. Cùng với việc huy động nguồn lực thì công tác quản lý nguồn lực cũng vô cùng quan trọng. Nguồn vốn không thể được phân bổ bừa bãi mà phải có kế hoạch, nhà quản lý phải tìm cách làm thế nào để sử dụng được nguồn lực một cách có hiệu quả nhất. Muốn làm được như vậy đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn và sự hiểu biết đối với địa phương mình để làm sao phân bổ nguồn lực vào đúng nơi, đúng dự án và theo từng thời kì phát triển của địa phương mình

2.1.4.4 Lợi ích của các tiêu chí mang lại cho cộng đồng khi hoàn thành

Mục tiêu then chốt của xây dựng nông thôn mới là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân. Vậy cộng đồng dân cư được hưởng lợi gì khi công cuộc xây dựng NTM đã hoàn thành?. Cuộc sống của họ thay đổi ra sao so với nông thôn cũ trước đây.

2.1.4.5 Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư

Người dân là chủ thể của nông thôn, là lực lượng tham gia chính của chương trình. Nguồn lực trong dân chúng là rất to lớn, người dân có hiểu, có nhận thức đúng đắn về chương trình thì họ mới nhiệt tình tham gia và ủng hộ hết mình. Và ngược lại, nếu không biết tuyên truyền đúng cách, người dân rất

dễ hiểu lầm, mất niềm tin vào cán bộ, những chủ trương chính sách sẽ dẫn đến sự thất bại của chương trình. Vì thế cần tăng cương công tác tuyên truyền, vận động người dân và hơn nữa là tạo điều kiện cho dân phát huy quyền làm chủ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nga bạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)