Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nga bạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 49)

Từ kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số số nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước cho thấy: Các quốc gia hay các làng xã đi trước họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy được

nhiều kinh nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới.

Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đường lối của Đảng, từng địa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.

Ðể xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng chương trình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phương và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những người dân.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình 3.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình

Nga Bạch là xã phía Nam huyện Nga Sơn, cách trung tâm huyện 4 km. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nga Trung.

- Phía Nam giáp Sông Lèn - Xã Đa Lộc - Huyện Hậu Lộc. - Phía Đông giáp xã Nga Thuỷ.

- Phía Tây giáp xã Nga Nhân và xã Nga Thạch.

Là xã có vị trí địa lý tự nhiên tương đối thuận lợi, có hệ thống đường liên xã, liên thôn tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh làm cho việc giao lưu với bên ngoài rất thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xã Nga Bạch có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc theo sông mã; được chia làm 2 vùng rõ rệt; Phía Bắc là vùng sản xuất nông nghiệp; Phía Nam là vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đánh bắt hải sản.

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn Khí hậu:

Nga Bạch nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển Thanh Hoá có các đặc trưng chủ yếu sau:

a - Nhiệt độ:

Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.6000C, biên độ năm 120C - 130C, biên độ ngày 10 - 120C. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 15,50C - 160C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 là 290C - 29,50C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C. Nhìn chung nhiệt độ trong năm

tương đối điều hoà, lượng ánh sáng phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, thuận lợi cho sinh hoạt và đời sống nhân dân.

b - Lượng mưa:

Tổng lượng mưa trong năm từ 1500mm đến 1900mm. Riêng vụ mùa (tháng 5 - 10) chiếm khoảng 87 - 89% lượng mưa cả năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, tháng 9 có lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 400mm, tháng 12 đến tháng 2 năm sau ít mưa, trung bình 10 - 12 mm/tháng.

c - Gió:

Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có mang theo mưa phùn, nhiệt độ thấp, giá rét, ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống nhân dân. Gió Đông Nam thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Hàng năm có khoảng 20 ngày chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thường xuất hịên từ tháng 6 đến tháng 8, ảnh hưởng xấu đến sản xuất của nhân dân.

d - Độ ẩm:

Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 86%, các tháng 2 có độ ẩm cao nhất (≈90%) dịch bệnh dễ xuất hiện ở người, gia súc, gia cầm và các loại cây trồng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.

e. Thiên tai:

Thường do ảnh hưởng của bão, hạn hán, rét đậm kéo dài nên làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

f. Bão:

Thường xuất hiện vào tháng 8 - 10, nhưng những năm gần đây ít xuất hiện.

Thuỷ văn:

Theo tài liệu của Trạm dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nga Bạch thuộc vùng thuỷ văn triều phía Bắc (III,1). Chế độ triều là nhật triều không thuần

nhất, hàng tháng vẫn có mấy ngày bán nhật triều. Thời gian triều ngắn, nhưng xuống kéo dài hơn.

Chế độ thuỷ văn ở Nga Bạch chịu ảnh hưởng của nhật triều, nhưng nhờ có hệ thống đê điều nên ảnh hưởng của nước mặn tới cây trồng không lớn. Đây cũng là thế mạnh để nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên khác

a. Tài nguyên đất đai

Đất Cát biển- Arenosols (AR): đơn vị phụ đất cát biển điển hình bảo hoà ba zơ - Eutri Haplic Arenosols (ARh-e), nằm trong vùng mầu của huyện có địa hình bằng phẳng, độ dốc cấp I, thành phần cơ giới cát mịn, hạt rời, không có kết cấu hoặc kết cấu rất kém, rất dễ sa lắng, không có khả năng giữ nước. Hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.

Khả năng sử dụng và cải tạo đất:

Loại đất này đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp từ lâu đời. Hiện tại loại đất này trồng trọt từ 2-3 vụ một năm. Những chân đất có đủ nguồn nước tưới có thể trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa 2 vụ màu. Những nơi không đủ nước tưới chuyên để trồng màu. Các cây màu chính là ngô, khoai lang, lạc, đậu, đỗ các loại. ngoài ra có thể trồng các loại rau, dưa hấu.

b. Tài nguyên nước

Nước sinh hoạt chủ yếu của nhân dân là giếng khơi, giếng khoan của các hộ, mạch nước ngầm, nông, sạch bảo đảm vệ sinh, nước chưa bị ô nhiễm bởi hoá chất và chất thải khác.

Nước mặt: Nga Bạch có nguồn nước tương đối dồi dào với diện tích sông ngòi và ao hồ hơn 0,25 ha, hàng năm bao gồm nước mưa tại chỗ và nơi khác đổ về là nguồn cung cấp nước mặt phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, đồng thời cải thiện cảnh quan môi trường trong địa bàn xã.

Nước ngầm: Địa phương nằm trong dải nước ngầm vùng đồng bằng Thanh Hoá, nước ngầm dưới đất được chia thành nhiều lớp nông sâu khác

nhau, do đó nhân dân khai thác sử dụng nó bằng biện pháp đào giếng khơi, giếng khoan phục vụ sinh hoạt từ bao đời nay.

c. Tài nguyên nhân văn - du lịch: - Tài nguyên nhân văn:

Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Nga Bạch đã góp phần không nhỏ sức người và sức của cho cuộc kháng chiến vì sự bình yên của cuộc sống, nhiều thanh niên đã tham gia chiến đấu tại các chiến trường (B,C), có người đã hy sinh cả xương máu, toàn xã có 144 liệt sỹ, 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, nhiều gia đình “ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Đây là tinh thần đoàn kết dân tộc cần được phát huy.

- Tài nguyên du lịch:

Có khu di tích lịch sử văn hóa Nghè Hậu được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách thập phương đến thăm quan và phát triển ngành du lịch dịch vụ trong tương lai của địa phương.

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội 3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định đến hiệu quả công việc và tác động đến quá trình sản xuất của xã hội. Dân số và lao động là nguồn nhân lực tạo ra của cải vật chất cho xã hội và đồng thời là nguồn tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Với tốc độ gia tăng dân số nhanh của nước ta hiện nay thì vấn đề về diện tích đất canh tác, nhu cầu việc làm, nhu cầu cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội lại trở nên cấp thiết cho toàn xã hội.

Bảng 3.1. Cơ cấu dân số và lao động của xã Nga Bạch qua 3 năm 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu ĐVT

2017 2018 2019 So sánh SL CC% SL CC % SL CC % 18/17 19/18 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 8757 8820 8995 100.72 101.98 101.35

II. Tổng số hộ Hộ 1898 100 1997 100 2014 100 105.22 100.85 103.03

1. Hộ nông nghiệp Hộ 807 42.52 720 36.05 633 31.43 89.22 87.92 88.57

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 1091 57.48 1277 63.95 1381 68.57 117.05 108.14 112.60

III. Tổng số lao động Lao

động 4656 100 4772 100 4820 100 102.49 101.01 101.75

1. Lao động nông nghiệp Lao

động 2421 52.00 2160 45.26 1899 39.40 89.22 87.92 88.57

2. Lao động Phi nông nghiệp Lao

động 2235 48.00 2612 54.74 2921 60.60 116.87 111.83 114.35

VI. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/

hộ 4.61 4.42 4.47 95.73 101.12 98.42

2. Lao động/hộ Lđ/ hộ 2.45 2.39 2.39 97.41 100.15 98.78

(Nguồn: Số liệu UBND xã Nga Bạch)

Nhìn chung cơ cấu dân số và lao động trên địa bàn xã Nga Bạch chủ yếu là lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, xã Nga Bạch có 1898 hộ (năm 2017), trong đó có 807 với tỷ lệ 42,45% là hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp là 1091 hộ với tỷ lệ là 57,48%. Đến năm 2019 tổng số hộ tăng lên 2014 hộ, hộ nông nghiệp giảm xuống còn 633 hộ chiếm tỷ lệ 31,42% và hộ phi nông nghiệp lại tăng lên với 1381 hộ chiếm tỷ lệ 68,57%. Nguyên nhân cho sự tăng nhanh số hộ phi nông nghiệp này là do dân số tăng lên nhưng diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống do việc chuyển đổi ngành nghề cũng như cơ cấu đất và các ngành nghề liên quan cùng với đó là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng dân cư.

Lao động của xã Nga Bạch có tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tổng số lao động là 4650 người tăng lên 4772 người năm 2018 và 4820 người năm 2019. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do dân số tăng nhanh và số người sắp đến độ tuổi lao động năm 2017 tăng.

Tương tự như số hộ PNN số lao động PNN cũng tăng trong 3 năm. Từ 2235 người năm 2017, chiếm 48% tổng số lao động, lên thành 2921 người năm 2019, chiếm 60,60% tổng số lao động. Trong khi đó thì lao động nông nghiệp giảm tương tự nhưng đối nghịch với sự tăng lên của lao động phi nông nghiệp . Điều này cho chúng ta thấy rõ phần nào xu hướng chuyển đổi ngành nghề hiện nay của phần lớn lao động nông thôn.

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Nga Bạch qua 3 năm 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển %

GT(tỷđồng) CC(%) GT(tỷđồng) CC(%) GT(tỷđồng) CC(%) 2018/2017 2019/2018 BQ I .Tổng giá trị sản xuất 173.1 100 196.4 100 244.4 100 113.46 124.44 118.95 1. Ngành nông nghiệp 49.9 28.83 66.5 33.86 81.15 33.20 133.27 122.03 127.65 2. CN, Tiểu thủ CN 45.2 26.11 49.3 25.10 60.75 24.86 109.07 123.23 116.15 3. Thương mại – Dịch vụ 78 45.06 80.6 41.04 102.5 41.94 103.33 127.17 115.25 II .Một số chỉ tiêu bình quân GTSX/hộ/năm 91.20 98.35 121.35 107.84 123.39 115.61 GTSX/nhân khẩu/năm 19.77 22.27 27.17 112.65 122.02 117.33

(Nguồn: Số liệu UBND xã Nga Bạch)

Qua bảng ta có thể thấy được rằng tổng giá trị sản xuất của các năm tăng lên từ 173,1 tỷ đồng (năm 2017) tăng lên 196,4 tỷ đồng (năm 2018) và tiếp tục tăng mạnh lên 244,4 tỷ đồng (năm 2019). Ta có thể thấy được cùng với sự tăng lên của các hộ phi nông nghiệp và lao dộng phi nông nghiệp thì sẽ dẫn đến ngành CN, tiểu thủ CN và thương mại – dịch vụ cũng sẽ tăng mạnh về tổng giá trị sản xuất. Đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ có giá trị tăng lên rõ rệt từ 78 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 80,6 tỷ năm 2018 và có sự bứt phá với tổng giá trị là 102,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41,94%. Cùng với đó thì ngành nông nghiệp cũng ko bị giảm tổng giá trị sản xuất do giảm hộ nông nghiệp và lao động nông nghiệp bởi vì nhờ quá trình xây dựng nông thôn mới mà việc sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng trở lên dễ dàng và hiệu quả hơn nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại, được các HTX phổ biến và tuyên truyền các phương thức canh tác mới... và tổng giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng lên từ từ, từ tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 49,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,83% đến năm 2019 là 81,15 tỷ đồng chiếm 33,20%. Nhờ có sự tăng lên về tổng giá trị sản xuất mà thu nhập của người dân cũng được tăng lên, đời sống nhân dân trở lên tốt đẹp hơn. Những điều trên chứng tỏ chủ chương, đường lối phát triển kinh tế xã kết hợp với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là vô cùng đúng đắn vừa nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiêp, dịch vụ- thương mại.

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất từ năm 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển %

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích

(ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2018/2017 2019/2018 BQ

Tổng diện tích tự nhiên 291.97 100 291.97 100 291.97 100 100 100 100

I. Đất nông nghiệp 162.5 55.66 160.15 54.85 158.02 54.12 98.55 98.67 98.61

1. Đất sản xuất nông nghiệp 126.5 77.85 125.05 78.08 123.95 78.44 98.85 99.12 98.99

2. Đất nuôi trồng thủy sản 8.97 5.52 8.97 5.60 8.97 5.68 100 100 100

3. Đất nông nghiệp khác 27.03 16.63 26.13 16.32 25.1 15.88 96.67 96.06 96.36

II. Đất phi nông nghiệp 127.22 43.57 129.57 44.38 131.7 45.11 101.85 101.64 101.75

1. Đất ở 63.7 50.07 65.5 50.55 67.83 51.50

102.83 103.56 103.19

2. Đất chuyên dùng 42.78 33.63 43.33 33.44 43.13 32.75 101.29 99.54 100.41

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0.69 0.54 0.69 0.53 0.69 0.52 100 100 100

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8.91 7.00 8.91 6.88 8.91 6.77

100 100 100

5. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 11.14 8.76 11.14 8.60 11.14 8.46 100 100 100

III. Đất chưa sử dụng 2.25 0.77 2.25 0.77 2.25 0.77 100 100 100

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Đất nông nghiệp / hộ NN 0.20 0.22 0.25

2. Đất nông nghiệp / lao động NN 0.07 0.07 0.08

(Nguồn: Số liệu UBND xã Nga Bạch)

Theo thống kê năm 2019, toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 291,97 ha trên tổng số 8757 nhân khẩu, bình quân diện tích là 0,03ha/người. Qua bảng 3.3 ta thấy được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Nga Bạch không có nhiều biến động. Tổng diện tích đất tự nhiên không hề có sự thay đổi qua 3 năm, nhưng có sự thay đổi nhẹ về tổng diện tích đất nông nghiệp và tổng diện tích đất phii nông nghiệp, cụ thể là: Năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 162,5 ha chiếm tỷ lệ 55,66% thì đến năm 2018 có xu hướng giảm xuống 160,15 ha chiếm 54,85%, sau đó đến năm 2019 lại giảm xuống còn 158,02ha chiếm tỷ lệ 54,12%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nga bạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)