Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nga bạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 65)

nhiều biến động. Tổng diện tích đất tự nhiên không hề có sự thay đổi qua 3 năm, nhưng có sự thay đổi nhẹ về tổng diện tích đất nông nghiệp và tổng diện tích đất phii nông nghiệp, cụ thể là: Năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 162,5 ha chiếm tỷ lệ 55,66% thì đến năm 2018 có xu hướng giảm xuống 160,15 ha chiếm 54,85%, sau đó đến năm 2019 lại giảm xuống còn 158,02ha chiếm tỷ lệ 54,12%. Đây là sự chuyển dịch cơ bản trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay do nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, vậy nên diện tích đất nông nghiệp qua các năm bị giảm đi khoảng 2 ha còn diện tích đất phi nông nghiệp thì tăng lên mỗi năm 2ha. Các loại đất ở cũng có xu hướng tăng lên từ 63,7ha chiếm tỷ lệ 50,7% (năm 2017) tăng lên 65,5 ha chiếm tỷ lệ 50,55% (năm 2018) và lên 67,83 ha chiếm tỷ lệ 51,50% (năm 2019) thể hiện một phần về tình hình phát triển kinh tế cũng như sự gia tăng về dân số, nhu cầu về đất xây nhà ở liên tục tăng. Bên cạnh đó, xã Nga Bạch cơ bản là một xã nông nghiệp truyền thống và đang dần có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp hữu cơ và công nghiệp - dịch vụ.

3.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn xã Nga Bạch trên địa bàn xã Nga Bạch

3.1.3.1 Thuận lợi

- Xã có vị trí địa lý thuận lợi, có quốc lộ 10, tỉnh lộ 524, sông Lèn chạy qua là điều kiện để phát triển các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, giao thương hàng hóa.

- Xã có hệ thống giao thông, thủy lợi được quy hoạch đồng bộ cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại và tưới tiêu trên đồng ruộng tạo cơ sở thúc đẩy phát triển nông nghiệp của xã nhà.

- Có sự đồng thuận, thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong xã.

- Hệ thống chính trị ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, nhân dân vốn có truyền thống quê hương cách mạng, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất và tích cực tham gia công cuộc xây dựng NTM.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy - HĐND

- UBND huyện, sự giúp đỡ nhiệt tình, tích cực của Văn phòng điều phối NTM cùng các Phòng, Ban cấp huyện.

3.1.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương cũng gặp không ít khó khăn như:

- Là một xã có xuất phát điểm thấp, khi xây dựng Đề án xã mới chỉ đạt 4 tiêu chí.

- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về Chương trình xây dựng NTM nên còn trông chờ vào nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước các cấp.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình xây dựng NTM còn thấp nên khi triển khai và thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc lồng ghép các chương trình, dự án khác với chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.

- Là chương trình mục tiêu lớn và mới, nhiều nội dung quy định rất khó làm, kinh nghiệm của cán bộ còn hạn chế, kinh phí thực hiện các tiêu chí chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ cấp quyền sử dụng đất của xã, nhưng nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất còn thấp ảnh hưởng đến việc đầu tư và tiến độ xây dựng, hoàn thành các tiêu chí NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nga bạch, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w