dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
a) Thiếu cán bộ chuyên trách kinh nghiệm
Chương trình xây dựng NTM là chương trình mới được triển khai, vừa làm vừa tìm hiểu, vừa học hỏi, việc chỉ đạo còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung tiêu chí liên quan đến nhiều ngành, nhiều phạm vi, nên trong quá trình triển
khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng và đây cũng chính là nhược điểm vốn được sinh ra từ mỗi công cuộc lớn của Đảng Nhà nước Chính quyền khi đi vào thực hiện và phải được tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời, thường xuyên hơn nữa. Một số cán bộ, Đảng viên và một bộ phận nhân dân còn nhận thức chưa đầy đủ về NTM, họ chưa sẵn sàng vào cuộc cùng chung sức xây dựng NTM mà còn có tư tưởng trông chờ ỷ nại vào ngân sách Nhà nước đầu tư. Hiệu quả hoạt động của một số bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo còn chưa cao; số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng nông thôn mới
ở cấp xã còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chương trình mới được triển khai, vừa làm vừa rút kinh nghiệm do đó cán bộ còn lúng túng trong chỉ đạo và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tuy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đã được nâng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa được đào tạo chuyên môn, chưa đủ năng lực cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm là thách thức cho xã trong việc giải quyết việc làm cho lao động, phát triển kinh tế cũng như trong đảm bảo an toàn trật tự xã hội trên địa bàn. Công nghiệp, dịch vụ thương mại chỉ là hình thức tự phát chưa được quy hoạch.
b) Nhận thức, sự ủng hộ của người dân còn hạn chế
Ban chỉ đạo rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động, đã triển khai quyết liệt, bài bản, tuyên truyền mạnh mẽ qua các kênh. Tuy nhiên, nhận thức hạn chế của 1 bộ phận nhỏ người dân đã kéo theo những khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Dẫn đến công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn chậm, việc xác định, lập phương hướng, kế hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi chưa thực sự gắn với sự phát triển theo nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, việc tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM
trên địa bàn xã rộng nhưng chưa sâu nhiều cán bộ chưa hiểu hết về chương trình xây dựng NTM nên không thể truyền đạt tốt cho người dân hiểu dẫn đến tình trạng nhiều người mới chỉ biết nhưng chưa hiểu rõ, hiểu sâu về nội dung và mục đích của chương trình, chưa hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng góp nguồn lực phục vụ cho xây dựng NTM. Ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong các hoạt động lập kế hoạch, đến quản lý, giám sát, sử dụng còn chưa cao, làm giảm sự đóng góp, ủng hộ của người dân.
c) Khó huy động các nguồn lực
Chương trình xây dựng NTM là một chương trình rộng lớn, thời gian xây dựng gấp, nguồn kinh phí để đầu tư cho các công trình cần rất nhiều, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, phát triển chậm, việc huy động nguồn lực của dân, cũng như các tổ chức, đơn vị,… còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM, việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM được xã đặc biệt chú trọng, chủ yếu huy động nội lực từ cộng đồng là chính. Nguồn lực huy động từ phía người dân được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, từ mức đóng góp tiền mặt trực tiếp cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp ngày công, đóng góp đất và các tài sản có giá trị khác. Ngoài ra huy động kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức, DN trong địa bàn xã và từ ngân sách huyện, tỉnh, TW,... Mức đầu tư được phân bổ đều cho các năm. Tuy nhiên, Đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới từ ngân sách các cấp còn hạn chế, chưa kịp thời, chưa đáp ứng nhu cầu của Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã đề ra.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Xây dựng nông thôn mới có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội nông thôn. Đề tài:“ Đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Nga Bạch, huyên Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa’’ đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và có các đóng góp sau: Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đề tài tập chung đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Nga Bạch. Đề tài cũng đã đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Nga Bạch thông qua các nhóm tiêu chí như: Quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường và hệ thống chính trị. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của người dân về các nhóm tiêu chí khá cao.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân như thiếu cán bộ chuyên trách, khó huy động các nguồn lực, nhận thức sự ủng hộ của người dân còn hạn chế
Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới thì luận văn cũng đưa ra được một số nhóm giải pháp giúp cho địa phương như: giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nông thôn mới; giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho lực lượng lao động địa phương; các giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, khả năng tổ chức quản lý; giải pháp kết hợp xây dựng nông thôn mới với phong trào làng văn hóa, gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường; giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do từng
điều kiện thực tế, bám sát vào những khó khăn mà xã đang gặp phải mà ưu tiên chọn các giải pháp sao cho phù hợp nhất.
5.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu và kết luận trên, để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong thời gian tới, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
5.2.1 Đối với ban lãnh đạo xã
- Gắn xây dựng NTM với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, làm tốt công tác dân vận, mô hình dân vận khéo, phát huy tốt vai trò của tổ liên gia trong cộng đồng dân cư.
- Tập trung nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình.
- Có chính sách ưu đãi về vồn cho các hộ gia đình đầu tư phát triển kinh tế thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, biểu dương khen thưởng, động viên kịp thời, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và kiểm điểm nghiêm túc những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt về xây dựng NTM.
- Đề nghị UBND xã cho tổ vệ sinh môi trường thường xuyên thu rác thải sinh hoạt của khu dân cư và khu vực chợ Bạch Câu , cụ thể là rác thải dân cư nên đi thu gom 3 lần/ tuần để tránh tình trạng bôc mùi, gây ô nhiễm.
5.2.2 Đối với nhân dân địa phương
- Cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM như hiến đất làm đường, đóng góp tiền của cho việc xây dựng trường học hay các công trình công cộng,...
- Cần tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng NTM tại địa phương thông qua các phong trào, hoạt động, tham gia góp kinh phí, góp sức,...
- Mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Tích cực phát triển các ngành nghề phụ để tận dụng tối đa nguồn lao động lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập cho hộ.
- Mỗi người dân cần có ý thức tự giác trong việc như: Thu gom rác thải; Tránh để rác bừa bãi hoặc ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; không thả chó mèo; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, ngưng trước khi thu hái theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, vỏ lọ, bao gói thuốc cần được thu gom tập kết vào đúng nơi quy định… để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tài liệu tham khảo
- Trang thông tin điện tử xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn (http://ngabach.ngason.thanhhoa.gov.vn)
- Cổng thông tin điện tử Nga Sơn (http://ngason.thanhhoa.gov.vn)
- Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005), “Giáo trình phát triển nông thôn”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2009) “Quy định theo thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2006). Quyết định số 2614/Q Đ-BNN-HTX ngày 8/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Hà Nội.
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2012),“ Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Hà Nội.
- Trần Thị Hồng Phượng – “Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”
- VƯƠNG ĐÌNH THẮNG ” Xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh , tỉnh Hà Giang hiện nay ( 2015)
- Nguyễn Thị Trang (2012). "Nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại khu du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa", Luận án Thạc sỹ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Phương Ly (2011). Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á. Xem tại: http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages /kinhnghiem xaydungnongthonnd-16393.html
- Phan Xuân Sơn và cộng sự (2009), Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
- Trung tâm thông tin NN&PTNT – Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2002), “Phát 94 triển nông nghiệp bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul) ở Hàn Quốc”, Hà Nội
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
Phiếu số:...
I.THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên chủ hộ : ……… 2. SĐT:……… 3.Tuổi:... 4.Địachỉ:... 5. Giới tính: Nam Nữ 6. Nghề nghiệp: ... 7. Trình độ học vấn :...
II. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NTM
Ông bà vui lòng đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với mỗi ý kiến dưới đây bằng cách khoanh vào mức độ hài lòng của mình .
Quy hoạch
1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, CN-TTCN, dịch vụ.
A.Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
1. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường theo chuẩn mới.
A.Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
2. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp.
A.Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng Cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội
1. Giao thông được cứng hóa 100% (đường trục xã, đường trục thôn, đường ngõ xóm, giao thông nội đồng)
2. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Kênh mương do xã quản lý đươc kiên cố hóa.
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
3. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, 100% các hộ dùng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn điện quốc gia
A. Rất hài lòng
4. Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định
A. Rất hài lòng
5. Trường học 3 nhà trường đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, riêng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II
A. Rất hài lòng
6. Xã có điểm bưu điện phục vụ bưu chính viễn thông, có internet đến thôn
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
7. Tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn của bộ xây dựng ,xã không có nhà tạm ,dột nát
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
8. 7/7 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH-TT-DL
Kinh tế và tổ chức sản xuất
1. Thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2014 đạt 40,8 triệu đồng/người/năm
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
2. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,41%
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
3. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
A. Rất hài lòng
4. Xã có tổ hợp tác xã, HTX hoạt động hiệu quả
A. Rất hài lòng
5. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho năng xuất cao
A. Rất hài lòng
6. Đẩy mạnh đào tạo nghề và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động
A. Rất hài lòng
Văn hóa-xã hội- môi trường
1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục THPT, bổ túc hoặc học nghề đạt 95.5%
3. Việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho Nhân dân ở khu dân cư trong xã.
A. Rất hài lòng
4. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 80,5%
A. Rất hài lòng
5. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT đạt 85,82%
A. Rất hài lòng
6. 100% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
A. Rất hài lòng
7. Các cơsở sản xuất kinhdoanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
A. Rất hài lòng
8. Chất thải, nước thải được thu gom và sử lý theo quy định
A. Rất hài lòng
9. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng Hệ
thống chính trị
1. Cán bộ xã đạt chuẩn
A. Rất hài lòng
2. Có đủ tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định
A. Rất hài lòng
3. Đảng bộ chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh
4. Các tổ chức đoàn thể trong xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
A.Rất hài lòng
5. Trật tự an ninh trong xã được giữ vững và ổn định
A. Rất hài lòng
BI. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CHUNG VỀ CÁC NHÓM TIÊU CHÍ XDNTM
1. Tiêu chí quy hoạch
A. Rất hài lòng
2. Hạ tầng kinh tế xã hội
A. Rất hài lòng
3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
A. Rất hài lòng
4. Văn hóa – xã hội và môi trường
5. Hệ thống chính trị
A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
6. Hài lòng về kết quả xây dựng NTM tại xã A.
Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng
-Ý kiến riêng của ông bà về các nội dung tiêu chí NTM trên
...
...
-Ông/bà có đề xuất kiến nghị gì không ?...
...
...