Đặc điểm sinh trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lọc của nghêu bến tre trong điều kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác nhau (Trang 37 - 38)

Thời gian từ khi nghêu được sinh ra đến lúc thu hoạch là 18 – 20 tháng, chiều cao nghêu càng lớn thì thể tích càng lớn. Quá trình phát triển của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata), được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 6 đến tháng 10 nghêu lớn nhanh (nhu cầu thức ăn phù du lớn), giai đoạn 2 nghêu lớn chậm từ tháng 11 đến tháng 1, giai đoạn thứ 3 trước khi thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 5 nghêu lớn nhanh, (Lê Xuân Sinh với cs. 2011).

Sinh trưởng của quần thể nghêu phụ thuộc vào điều kiện môi trường và thức ăn. Theo Trần Quang Minh (1999), các cá thể con non có kích thước H≤20mm thì sự gia tăng về trọng lượng chậm; ngược lại, mức độ gia tăng trọng lượng nhanh khi kích thước >20mm. Tốc độ sinh trưởng của nghêu thay đồi theo mùa, Nghêu lọc và tăng trưởng mạnh từ tháng thứ hai đến tháng năm hàng năm. Vào mùa mưa lũ, độ mặn giảm, nghêu lọc giảm và chậm lớn. Nghêu phải ngậm vỏ, không ăn lọc một thời gian dài trong ngày, độ no thấp. Thành phần thức ăn không biến đổi lớn theo kích thước cá thể, nhưng nghêu biến đổi khá rõ theo mùa khí hậu

Theo Gilbert (1973), nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và chi phối sinh trưởng của động vật hai mảnh vỏ, kích thước tối đa và sinh trưởng giảm, tuổi thọ tăng khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. Nhiệt độ càng thấp thì mùa sinh trưởng càng ngắn và ngược lại. Điều này được minh chứng bởi

Angell (1986) rằng trong điều kiện đầy đủ thức ăn thì tốc độ sinh trưởng nhanh khi nhiệt độ tăng.

McDonald and Thomson (1988) cho thấy quần thể sống ở vùng nước sâu có kích cỡ nhỏ hơn vùng nước nông trong cùng thời gian sinh trưởng. Nguyễn Ngọc Lâm và cs., (1994) cho rằng khả năng lọc thức ăn của nhóm nghêu có kích thước nhỏ tốt hơn nghêu có kích thước lớn.

Nghêu là loài có tốc độ sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn sinh trưởng về chiều dài (Trương Quốc Phú, 1999).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lọc của nghêu bến tre trong điều kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác nhau (Trang 37 - 38)