Các hệ thống làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lọc của nghêu bến tre trong điều kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác nhau (Trang 27 - 29)

a. Hồ sinh học:

Hồ sinh học được gọi là hồ ôxy hóa hay hồ chứa lắng, bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ, nước thải trong hồ được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Các loại hồ sinh học bao gồm: Hồ hiếu khí tự nhiên, hồ kỵ khí và hồ kết hợp kị khí – hiếu khí.

b.Các hệ thống đất ngập nước:

Hệ thống dựa vào thực vật, động vật thủy sinh như rong câu, cá, ngao, vẹm, hàu Hệ thống này thường là một vùng ngập nước có độ sâu 0,9- 1,5 m cùng với hệ sinh vật thủy sinh. Chất ô nhiễm được xử lý bằng một số quá trình sinh học như:

+ Quá trình phân hủy hiếu - kỵ khí của các vi sinh vật

+ Quá trình quang hợp của các thực vật dưới nước là rong câu, tảo làm tăng ôxy hòa tan, giảm CO2, tăng pH, tăng quá trình bay hơi của NH4, tăng lắng đọng của phot pho.

+ Các động vật thủy sinh bậc 1 ăn thực vật phù du và các chất mùn bã hữu cơ như các loại cá, các động vật đáy như ngao, vẹm, hàu.

* Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống này là:

- Nước thải có hàm lượng BOD là 50-300 kg/ngày/ha

- Thời gian lưu nước tuỳ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải có thể từ 3 - 5 ngày hoặc từ 7 - 10 ngày.

* Ưu điểm của hệ thống này là: chi phí vận hành thấp, tăng thêm lợi nhuận kinh tế ở các khu nuôi thâm canh do có thêm nguồn thu cho người nuôi trồng.

Hệ thống rừng ngập mặn (RNM). Các loài thực vật rễ ở đáy, thân vươn lên mặt nước có thể hấp thụ được một lượng lớn chất hữu cơ từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển, vai trò của hệ thống bao gồm:

• Phần vươn lên không khí: sẽ làm giảm ánh sáng chiếu xuống mặt nước, giảm quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của thực vật phù du như tảo. Mặt khác, tạo điều kiện điều hòa khí hậu, và hấp thụ chất dinh dưỡng hữu cơ. Phần ngập dưới nước có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính và cung cấp ôxy cho sự quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng, phần rễ có tác dụng giúp ổn định và giảm xói mòn, tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích.

• Ngoài ra, Hệ động vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn như hàu, vẹm, cua, cá cũng là tác nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lọc của nghêu bến tre trong điều kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác nhau (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)