Thực tiễn dạy học và việc áp dụng sáng kiến trên vào quá trình giảng dạy trong thời gian qua, chúng tôi đã rút ra được một số quan điểm trong phương pháp dạy học như sau:
* Đối với giáo viên:
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao, đổi mới trong các phương pháp giảng dạy;
Khi lên lớp, dạy cho học sinh các kiến thức mới trọng tâm, cơ bản; đồng thời kết hợp “Ôn lại những kiến thức cũ” đã học qua. Cạnh đó, phải thường xuyên
khuyến khích học sinh diễn đạt những kiến thức đã được học một cách thật tự tin, kiểm tra việc ghi chép của những học sinh yếu, kết hợp động viên các em bằng những bài tập thật dễ (sau đó nâng dần độ khó), những câu lý thuyết đơn giản và khích lệ tinh thần các em bằng những điểm số tuyên dương;
Việc truyền thụ kiến thức cho các em là một vấn đề rất quan trọng, nhưng việc các em nắm kiến thức đó lại là quan trọng hơn. Nên khi rèn kỹ năng diễn đạt bài làm của HS, giáo viên không nên chạy theo số lượng mà phải đảm bảo chất lượng, học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản, hiểu và diễn đạt lại các kiến thức, kỹ năng một cách tương đối thành thục;
Trong các tiết học giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ ý kiến của bản thân, được diễn đạt lại các nội dung kiến thức, được diễn đạt các bài tập trong phần kiểm tra miệng; Nó là kim chỉ nam, là cẩm nang giúp học sinh thành công trong việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt của bản thân sau này.
Cần hướng cho học sinh khi tìm lời lẽ phù hợp để diễn đạt bài giải cho bài toán đại số bất kì bài toán nào ta nên dựa trên gợi ý của G.Pôlya (1975) - Phương pháp dạy học Toán của Nguyễn Bá Kim - Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội, về phương pháp chung tìm như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài (Phân tích đề)
+ Quan sát kỹ hình vẽ, yêu cầu của bài tập: Đề bài cho biết những gì? Yêu cầu phải làm gì?
+ Dạng toán tương tự đã thực hiện là toán nào? + Kiến thức cơ bản cần có là gì?
- Bước 2: Tìm cách giải:
+ Em đã gặp bài toán này lần nào chưa? Hay đã gặp bài toán này ở một dạng tương tự diễn đạt lại nội dung bài toán đó?
+ Hãy xét kỹ điều chưa biết và thử nhớ lại một bài toán quen thuộc có cùng điều chưa biết hay có điều chưa biết tương tự ?
+ Thấy được một bài toán có liên quan mà bạn đã có lần giải rồi, có thể sử dụng kết quả của nó không? Hãy sử dụng phương pháp giải bài toán đó ?
- Bước 3: Diễn đạt bài giải một cách ngắn gọn:
+ Nắm lại toàn bộ cách giải đã tìm ra trong quá trình suy nghĩ ở bước 2. Trình bày lại lời giải, sắp xếp các ý đã chỉnh sửa thành một chuỗi có tính thống nhất và logic , . . .
+ Đây là bước không thể thiếu đối với người học toán. Nó cho phép ta khẳng định sự chính xác của lời giải và còn đánh giá lại ưu điểm, khuyết điểm lời giải, giúp người giải toán khắc sâu, nhớ lâu hơn về dạng bài tập này, … qua đó người học có khả năng tư duy và diễn đạt bài làm một cách thuần thục Đối với những dạng toán cơ bản, giáo viên ra thêm bài tập để học sinh về nhà tự luyện thêm cách diễn đạt của mình. Lưu ý những em học sinh yếu: nếu mắc phải những sai sót thì phải chỉ ra và sửa sai kịp thời cho học sinh thường là về cách sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời, giới thiệu các dạng bài tập nâng cao dành cho học sinh khá - giỏi làm thêm (ở sách bài tập, sách chuyên đề,…) không nên dặn chung cho cả lớp;
* Đối với học sinh:
Nắm vững các lý thuyết để từ đó có vốn từ phong phú hơn làm nền tảng cho việc diễn đạt bài học, bài tập.
Có kỹ năng sử dụng từ ngữ, có kỹ năng nói chuyện, có kỹ năng ghi nhớ logic, có kỹ năng lập luận.
Biết vận dụng kỹ năng lập luận có cơ sở để vận dụng vào giải các dạng toán tính giá trị biểu thức, thu gọn biểu thức, chứng minh đẳng thức. Nên rèn luyện thói quen không phụ thuộc nhiều vào thầy cô, vào sách vở, phát huy tính tự học, sự tìm tòi, óc sáng tạo và năng lực của bản thân.