Nguyên nhân của các hạn chế:

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực tiễn áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết tại công ty TNHH Thương mại Cao su Đông Á (Trang 28)

4. Cấu trúc của đề tài:

3.1.3. Nguyên nhân của các hạn chế:

Về phía tổ chức, chưa đầu tư các nguồn lực thích đáng vào công tác nay dẫn đến số lượng cán bộ làm công tác này thiếu cả về số lượng và chất lượng. Chưa phân định rõ trách nhiệm cho các cán bộ để theo dõi, giám sát tình hình thực hiện mức của công nhân.

- Sử dụng lao động chưa đúng chuyên môn được đào tạo dẫn đến người lao động không làm đúng bậc thợ không tạo động lực cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc.

- Chưa làm tốt khâu khảo sát thời gian hao phí thực hiện công việc gây ảnh hưởng đến việc xây dựng các mức một cách chính xác.

- Tổ chức phục vụ nơi làm việc, tổ chức ca làm việc chưa thực sự khoa học. - Phân công lao động trong ca làm việc chưa cụ thể rõ ràng.

- Do máy móc thiết bị còn lạc hậu.

Về phía người lao động, do ý thức kỷ luật lao động còn thiếu tác phong công nghiệp. Chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc hoàn thành mức ảnh hưởng đến thu nhập như thế nào? Mặt khác, do trình độ lao động còn hạn chế điều này ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức của chính bản thân người lao động.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các phƣơng pháp định mức lao động chi tiết đang đƣợc áp dụng tại công ty:

3.2.1. Giải pháp chung:

- Hoàn thiện công tác định mức lao động:

+ Hoàn thiện bộ máy làm công tác định mức lao động: . Bổ sung thêm cán bộ làm công tác định mức lao động. . Đào tạo cán bộ định mức.

. Tăng cường mối quan hệ giữa bộ máy làm công tác định mức với bộ phận, phòng ban chức năng có liên quan.

+ Hoàn thiện các phương pháp xây dựng định mức lao động. + Tổ chức triển khai công tác áp dụng mức mới.

+ Hoàn thiện công tác quản lý mức.

- Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. - Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với các phương pháp định mức lao động chi tiết được áp dụng: được áp dụng:

Thông qua phân tích, đánh giá về thực trạng của phương pháp này, có thể đưa ra một số giải pháp sau:

Đối với phương pháp khảo sát thời gian làm việc được sử dụng trong phương pháp phân tích khảo sát: Cần loại bỏ phương pháp chụp ảnh khoảng thời gian thực hiện công đoạn bằng cách thay thế bằng phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc kết hợp với bấm giờ bước công việc. Mục đích của hai phương pháp này:

Thông qua kết quả của quá trình chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, cán bộ định mức có thể nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện lãng phí thời gian, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giảm bớt lãng phí. Đồng thời, từ kết quả đó cán bộ định mức phân chia quá trình thực hiện công việc của công nhân thành các loại thời gian như: thời gian chuẩn kết (CK), thời gian tác nghiệp (TN), thời gian phục vụ (PV) bao gồm phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật, thời gian nhu cầu (NC), thời gian lãng phí (LP) bao gồm lãng phí cá nhân, lãng phí tổ chức. Từ đó, tính thời gian định mức ca làm việc (thời gian định mức ca = CK + TN + PV + NC) và thời gian tác nghiệp ca làm việc (Ttnca).

Thông qua bấm giờ bước công việc, cán bộ định mức có thể loại bỏ được những thời gian không trông thấy, cải tiến phương thức lao động và phương thức sản xuất. Đồng thời, có thể xác định được chính xác thời gian tác nghiệp để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (Ttnsp). Sau đó kết hợp với kết quả của chụp ảnh có thể tính được mức thời gian làm việc theo công thức: Mtg =Ttnsp *

T T

tnca ca

Khi tiến hành chụp ảnh cá nhân ngày làm việc cần phải tiến hành chụp ít nhất là ba lần đối với mỗi bước công việc. Còn đối với việc bấm giờ bước công việc cần phải tiến hành bấm ít nhất mười lần cho một bước công việc. Mục đích là để loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chụp ảnh, bấm giờ có thể cho kết quả chính xác nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết đang được áp dụng tại công ty. Đồng thời, thông qua chương 3 cũng muốn đề xuất một số giải pháp của bản thân nhằm hoàn thiện hơn công tác định mức và các phương pháp định mức lao động chi tiết tại công ty TNHH Thương Mại Cao Su Đông Á.

KẾT LUẬN

Định mức lao động là một hoạt động thực tiễn có vai trò quan trọng đối với tổ chức lao động. Nhờ có định mức lao động mà công tác tổ chức lao động trong các doanh nghiệp được cải thiện và ngày càng khoa học hơn. Công ty TNHH Thương Mại Cao Su Đông Á đã có nhận thức khá đúng đắn trong vấn đề này và đã có xây dựng và áp dụng các phương pháp định mức lao động vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động đặc biệt là các phương pháp định mức lao động chi tiết. Tuy nhiên để đạt được hiểu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh, công ty cần hoàn thiện hơn nữa các phương pháp định mức lao động chi tiết nói riêng cũng như công tác định mức lao động nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số nội dung lý thuyết trong bài giảng học phần “Định mức lao động”, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

2. Website: http://caosudonga.com của công ty TNHH Thương Mại Cao Su Đông Á.

3. Website: http://s.cafef.vn

4. Website: http://hoidoanhnhan.vn

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực tiễn áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết tại công ty TNHH Thương mại Cao su Đông Á (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)