Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92)

- Sử dụng phối hợp và linh hoạt các phương thức vận chuyển thẳng và vận

chuyển tập trung qua kho phân phôi: Với hình thức vận chuyển thẳng, các siêu thị khác

nhau với các yêu cầu khác nhau về hàng hóa sẽ được đáp ứng đầy đủ. Còn với phương thức vận chuyển tập tập trung qua kho phân phối, nhà cung cấp sẽ cung cấp số lượng

lớn hàng hóa đến các kho phân phối của doanh nghiệp bán lẻ. Hàng hóa sau đó sẽ được phân chia theo nhu cầu rồi vận chuyển đến từng siêu thị trong mạng lưới. Bằng cách này, DNBL có thể kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào và bảo đảm đầu ra phân phối đến tất cả các điểm bán trong hệ thống, đồng thời kiểm soát tốt hơn quá trình bổ sung cũng như khả năng duy trì lượng hàng tồn kho thấp hơn trong toàn bộ hệ thống.

- Sử dụng linh hoạt nhà kho và trung tâm phân phối để cung cấp hàng hóa đầy đủ

và linh hoạt cho mạng lưới bán lẻ siêu thị với chi phí thấp: Việc sử dụng linh hoạt nhà

kho/trung tâm phân phối cho phép tỷ lệ lấp đầy sản phẩm và dịch vụ nhất quán cho mọi siêu thị bất kể khoảng cách với nhà cung cấp và hiệu suất bán hàng, dẫn đến tăng vị trí trong kho và doanh thu cao hơn. Bên cạnh lợi ích mang lại cho các DNBLST, việc sử dụng các nhà kho/trung tâm phân phối cho phép các nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm nguyên xe, nguyên container với số lượng hàng hóa lớn, nhờ đó tối ưu hóa hoạt động vận chuyển cho cả bên cung ứng.

- Ứng dụng linh hoạt các mô hình mua hàng và cải thiện mối quan hệ với nhà

cung cấp: Nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp và đóng một vai trò

quan trọng trong hoạt động quản lý. Do đó cần xây dựng cơ chế cạnh tranh tự do và đôi bên cùng có lợi để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược cùng tồn tại và cùng thịnh vượng với các nhà cung cấp xuất sắc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các DNBLST quy mô lớn có thể tham gia sâu hơn vào kế hoạch sản xuất của nhà cung cấp, thậm chí hỗ trợ các nhà cung cấp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng như kiểm soát chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng. Ở chiều ngược lại, các DNBLST có thể cho phép nhà cung cấp gia tăng tính chủ động trong việc cung ứng hàng hóa bằng cách chia sẻ thông tin về nhu cầu hàng hóa, các dữ liệu về hàng hóa trong kho cũng như dữ liệu kinh doanh. Trên cơ sở đó, nhà cung cấp sẽ chủ động điều tiết các giao dịch cung ứng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của các DNBLST luôn được duy trì ở mức tối ưu nhất.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý và vận

hành các hoạt động logistics:Việc ứng dụng công nghệ và công nghệ thông tin hiện đại

vào hoạt động logistics là một xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Nhiều DNBL trên thế giới đã triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản lý toàn bộ hoạt động logistics từ khâu thu mua tới phân phối đến người tiêu dùng. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics một cách mạnh mẽ hỗ trợ các DN vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Chính vì vậy, các DNBLST cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường bán lẻ được dự báo sẽ ngày càng gay gắt như hiện nay. Một số công nghệ thường được áp dụng tại các DNBL như: phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) đảm bảo khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ liên quan đến nhu cầu của khách hàng cũng như dữ liệu hoạt động kinh doanh của DN; ứng dụng công nghệ RFID giúp theo dõi, nhận dạng sản phẩm, đặc biệt trong

quá trình vận chuyển, nhờ đó cho phép gia tăng khả năng kiểm soát và tốc độ xử lý hàng hóa; Hệ thống điểm bán hàng POS tích hợp với các thuật toán và một số ứng dụng công nghệ khác để vừa kiểm soát và ghi nhận doanh số, mức tồn kho trên các kệ hàng, vừa có khả năng dự đoán số lượng chính xác mỗi loại hàng hóa cần được bổ sung…

- Áp dụng các kỹ thuật và phương pháp tổ chức, quản lý hiện đại nhằm cải thiện

hiệu quả hoạt động logistics như: Kỹ thuật cross-docking trong các kho hàng/trung tâm

phân phối để giảm chi phí cho hoạt động bảo quản, lưu trữ hàng hóa, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng hơn; Áp dụng hệ thống phân phối linh hoạt nhằm thay đổi lịch trình tùy theo nhu cầu và đặc điểm sản phẩm, đặc biệt áp dụng hiệu quả đối với các mặt hàng đòi hỏi điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm khắt khe như thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi sống…; Áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế đảm bảo chất lượng hàng hóa và hiệu quả của hoạt động logistics, cải thiện cách thức bao gói sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả các quy trình bổ sung hàng hóa. Một số tiêu chuẩn có thể được tùy chỉnh áp dụng như Quản lý Chuỗi lạnh, quản lý dây chuyện lạnh, tiêu chuẩn pallet, tiêu chuẩn mã vạch… Việc áp dụng các tiêu chuẩn này có khả năng cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động logistics, đặc biệt đối với một số hoạt động như mua, kho và hoạt động logistics trực tiếp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận án tập trung làm rõ các vấn đề khái quát liên quan đến phát triển hoạt động logistics tại DNBLST. Khái niệm phát triển hoạt động logistics tại DNBLST đã được xây dựng và làm rõ nội hàm. Trên cơ sở khái niệm được đề xuất, ba nội dung cơ bản của phát triển hoạt động logistics tại DNBLST đã được phân tích, bao gồm: (1) Thiết lập các hoạt động logistics chức năng; (2) Thiết kế tổ chức và mạng lưới kênh logistics; (3) Phát triển nguồn lực logistics. Mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST đã được xây dựng với năm mức độ phát triển, từ mức độ ban đầu không có cấu trúc đến mức độ tối ưu hóa. Dựa trên mô hình này, phương pháp và các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng. Theo đó, để đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert. Các câu hỏi được xây dựng căn cứ theo chín nhóm tiêu chí đánh giá đã được đề xuất.

Hoạt động logistics tại các DNBLST bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố được chia thành hai cấp độ: các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (kinh tế, chính sách – pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ) và các yếu tố thuộc môi trường vi mô (khác hàng, nhà cung cấp hàng hóa và nhà cung cấp dịch vụ logistics, đối thủ cạnh tranh).

Cuối cùng, nghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm triển khai hoạt động logistics tại bốn DNBL, bao gồm FairPrice – Singapore, Lotus – Thái Lan, Walmart - Trung Quốc, 7-eleven Nhật Bản. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm hỗ trợ các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển hoạt động logistics.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VÀ DNBLST TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và thị trường bán lẻ thành phố Hà Nội

2.1.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020

Trong giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế Hà Nội liên tục đạt mức tăng trưởng cao, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố tăng 6.67%. Tính riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, quy mô GRDP của Hà Nội đạt 1,024 triệu tỷ đồng, tương đương 43,5 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 5.250 USD/người/năm, gấp 1,5 lần mức tăng của cả nước. Cụ thể, GRDP của Hà Nội quý I tăng 4,43%; quý II tăng 2,41%; quý III tăng 3,31% và quý IV tăng vượt trội so với các quý trước, đạt 5,51%. Tính chung GRDP năm 2020 của Hà Nội tăng 3,94%. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động. Công tác ổn định giá cả thị trường được thực hiện tốt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng 2,67%, thấp hơn mức tăng 3,77% của năm 2019.

Bảng 2.1 Thống kê Tổng sản phẩm (GRDP) Hà Nội từ 2016 -2020

(Nguồn: Tổng hợp )

Quy mô dân số thành phố Hà Nội tăng dần qua các năm, cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng giao động từ 1,32 – 2,3% (Hình 2.1). Dân số trung bình năm 2020 là 8.280.260 người, trong đó 49% dân số sống ở thành thị và 51% dân số sống ở nông thôn. Mật độ dân số trung bình là 2.410 người/km2, trong đó mật độ dân số tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.811 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình toàn thành phố. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km². Đây là dấu hiệu tốt cho các nhà bán lẻ vì tổng nhu cầu thị trường sẽ được mở rộng và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là ở các quận nội thành thành phố Hà Nội.

Hình 2.1 Thống kê dân số Hà Nội từ năm 2016 - 2020

(Nguồn: Tổng hợp theo Niên giám thống kê TP Hà Nội )

Bên cạnh đó, đời sống dân cư cũng từng bước được cải thiện, thu nhập của người dân dần ổn định và có xu hướng tăng qua các năm, thậm chí năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng nhẹ 4,47% (Hình 2.2). Điều này dẫn tới chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng cho các nhu yếu phẩm và vật dụng cao cấp.

Hình 2.2 Thống kê thu nhập bình quân tại Hà Nội từ 2016 - 2020

(Nguồn: Tổng hợp )

Những đặc điểm trên cho thấy thị trường bán lẻ Hà Nội đang có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Cùng với đó, Hà Nội được xem là trung tâm thương mại truyền thống lâu đời lớn nhất ở Bắc Bộ với hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật và thương mại vào loại khá của cả nước. Đây là những yếu tố cho phép Hà Nội tiếp cận nhanh và hiệu quả các cơ hội thương mại trong nước và quốc tế, tạo đà phát triển hoạt động kinh doanh thương mại trong những năm tiếp theo.

2.1.1.2 Đặc điểm thị trường bán lẻ tại thành phố Hà Nội

Với mức tăng trưởng cao và liên tục về lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong những năm qua, Hà Nội cho thấy các hoạt động thương mại trên địa bàn đã đạt được bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2016 -2020, thị trường bán lẻ Hà Nội có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo số liệu được công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Hà Nội đạt khoảng 413.035,7 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2015. Năm 2020, giá trị này đạt hơn 584.700 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2019. Điều này cho thấy mức tăng trưởng mạnh và nhanh của thị trường bán lẻ ở Hà Nội (Hình 2.3).

Có thể thấy rằng, doanh thu từ bán lẻ đang ngày càng tăng cao và có tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư vào kinh doanh ngành bán lẻ là khá cao và có xu hướng chiếm ưu thế. Để có được doanh thu tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ các DNBL có chiến lược chính sách phát triển phù hợp, không ngừng mở rộng thị trường. Bên cạnh đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chính sách phục vụ, giá cả phù hợp, cải thiện chất lượng dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Hình 2.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hà Nội từ năm 2016 - 2020

(Nguồn: Tổng hợp theo Tổng cục Thống kê)

Với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội liên tục đạt mức tăng trưởng đáng kể, thị trường bán lẻ Hà Nội, bao gồm cả kênh truyền thống và hiện đại, được đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy số lượng chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong hệ thống bán lẻ ở Hà Nội với tổng số 595 chợ tính đến hết năm 2020. Bên cạnh đó, số lượng siêu thị tại Hà Nội trong giai đoạn 2016 -2020 có xu hướng tăng nhanh. Hà Nội là thành phố có số lượng siêu thị đứng thứ hai cả nước, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh.

Số liệu trong Bảng 2.2 cũng cho thấy số lượng siêu thị ở Hà Nội tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 và 2017, cả Hà Nội có 124 siêu thị nhưng đến năm 2019, số lượng siêu thị đạt 141 siêu thị. Đến năm 2020, môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số DN bán lẻ điều chỉnh chiến lược phát triển mạng lưới siêu thị dẫn đến số lượng siêu thị tại Hà Nội giảm 8.45% xuống

còn 130 siêu thị. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, siêu thị vẫn là hình thức kinh doanh phổ biến, có tiềm năng và tốc độ tăng trưởng lớn, tương lai sẽ là kênh bán lẻ quan trọng nhất ở thị trường đô thị.

Bảng 2.2 Thống kê số lượng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại tại Hà Nội

(Nguồn: Tổng hợp theo Tổng cục Thống kê)

Sau khi thống kê một số dữ liệu về địa bàn nghiên cứu tại thành phố Hà Nội cho thấy, quy mô và số lượng các siêu thị bán lẻ tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, doanh thu từ bán lẻ cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn này. Điều này cho thấy, thị trường cho các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

2.1.2 Sự phát triển của DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội

Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội là siêu thị Minimart Hà Nội vào tháng 4/1994 nằm giữa chợ Hôm với diện tích bán hàng 400m2. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 130 siêu thị thuộc 33 DNBLST chủ quản. Quá trình phát triển của DNBLST tại Hà Nội được thể hiện trong Bảng 2.3, trong đó chia thành bốn giai đoạn, phù hợp với đặc điểm của một thành phố đang phát triển.

Những năm 1994 – 1996 là giai đoạn khởi động của loại hình bán lẻ siêu thị tại Hà Nội. Khi đó xuất hiện những siêu thị mini ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội, với mức giá cao hơn khoảng 10 – 20% so với cửa hàng truyền thống, phục vụ chủ yếu là người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại đây. Với diện tích khoảng 200 – 400m2, các mặt hàng kinh doanh phổ biến là thực phẩm công nghệ và hóa mỹ phẩm nhập khẩu, các siêu thị khi đó thực chất chỉ là cửa hàng tự phục vụ, với những tiện nghi và dịch vụ tốt hơn so với cửa hàng truyền thống.

Những năm 1997 – 2002 là giai đoạn cạnh tranh và đào thảo đối với các siêu thị mini. Có tới 2/3 siêu thị nhỏ, kinh doanh không hiệu quả phải đóng cửa. Các đơn vị trụ vững được đã nhạy bén mở rộng quy mô và cơ cấu mặt hàng, nhưng chủ yếu vẫn là hàng nhập khẩu. Khách hàng chủ yến vẫn là người nước ngoài, Việt kiều và một số ít người có thu nhập cao. Siêu thị tồn tại dưới hai dạng là cửa hàng độc lập và dạng chuỗi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)