Qua quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA, số lượng biến còn lại là 22 biến, các biến này sẽ được đưa vào để tiến hành phân tích tương quan, bởi đây là điều kiện phân tích hồi quy tuyến tính. Để tiến hành chạy tương quan biến, nhóm thực hiện phép tính trung bình chung cho các nhóm biến, và dùng các nhóm biến trung bình đó để thực hiện kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan mà nhóm tác giả chọn để thực hiện đó là hệ số tương quan Person.
Giả thuyết H0; hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu Sig. < 0.05 ta có thể kết luận được là hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt. Nếu Sig. > 0.05 thì hai biến không có tương quan với nhau. Sau khi tiến hành chạy tương quan biến thông qua phần mềm SPSS có bảng số liệu tổng hợp dưới đây:
Ma trận tương quan
QĐ GC TC STL
QĐ
Hệ số tương quan Pearson 1 ,840** ,758** ,665**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 155 155 155 155
GC
Hệ số tương quan Pearson ,840** 1 ,666** ,730**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 155 155 155 155
TC
Hệ số tương quan Pearson ,758** ,666** 1 ,655**
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 155 155 155 155
STL
Hệ số tương quan Pearson ,665** ,730** ,655** 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 155 155 155 155
Nhận xét: Với 155 mẫu khảo sát (N=155), các biến độc lập được
điều tra tương quan với biến phụ thuộc khi hệ số Sig < 0.05. Thông qua bảng phân tích tương quan Pearson ta có thể thấy tất cả các nhóm nhân tố độc lập GC, TC, STL có tương quan với nhân tố phụ thuộc QĐ và có độ tin cậy đến 99%.