Những thành tựu đạt được của Đảng ta trong quá trình vận dụng học thuyết hình

Một phần của tài liệu ĐỀ tài học THUYẾT HÌNH THÁI KINH tế xã hội và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA ở VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Thứ tư, quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã chỉ rõ rằng, quan hệ sản xuất, hay tập con của cơ sở vật chất, là sự hiện diện được trừu tượng hoá của kinh tế, còn quan điêmr, tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng chính là đề cập đến chính trị xã hội. Theo đó, kinh tế đóng vai trò là vật chất quyết định tới chính trị trên vai trò của ý thức. Hiểu rõ về mối quan hệ giữa hai yếu tố này, Đảng ta đã vận dụng triệt để trong đường lối phát triển của Việt Nam, đó là chủ trương phát triển đất nước toàn diện trên cả phương diện kinh tế lẫn chính trị, trong đó lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm đổi mới và đồng thời đổi mới chính trị theo từng bước thân trọng cho tính chất độc lập tương đối của cơ sở hạ tầng. Việt Nam, từ đó, phát triển chính trị bằng cách giải quyết tốt những mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định – phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lấy nòng cốt phát triển kinh tế thị trường năng động làm trọng tâm.

Cuối cùng, với sự chứng minh rằng sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Đảng ta đã vạch ra một phương hướng phát triển cụ thể đó chính là tập trung vào sản xuất kinh tế, đẩy mạnh quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất, nhằm tăng chất lượng sống của người dân, thúc đẩy sự năng động sáng tạo của dân tộc, từ đó, tạo động lực phát triển mạnh mẽ với sự liên kết sâu rộng để phát triển các mặt của xã hội trong tầm vóc vĩ mô.

2. Những thành tựu đạt được của Đảng ta trong quá trình vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Bằng việc áp dụng đúng đắn của Đảng ta đối với những quy luật và lí luận nằm trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Việt Nam đã và đang chứng kiến những thành tựu phát triển vượt bậc với một tốc độ đáng kinh ngạc, các mặt trong đời sống người dân được nâng cao, bắt nguồn từ sự phù hợp của nền kinh tế thị trường, đã tạo nên đà thúc đẩy việc phát triển các phương diện như khoa học, giáo dục, nghệ thuật…

Với việc xác định phương hướng cụ thể trong sự nhảy vọt, thấm nhuần tư tưởng của Mác Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi qua quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng đến

26

từ sự áp dụng hợp lí, tuân theo các quy luật về tiến trình lịch sử - tự nhiên của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Trong Đại hội XI, vấn đề mô hình phát triển xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã được Đảng ta trình bày một cách vừa cụ thể vừa hết sức sâu sắc, toàn diện, nêu rõ được những thành tựu và phương hướng của chặng đường tiếp theo. Đảng ta khẳng định, "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã

hội: Dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền

kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Tiếp theo, sau quá trình thấm nhuần những lí luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Đảng ta cũng đã gặt hái được những kết quả đáng kinh ngạc, khiến bạn bè quốc tế bất ngờ về sự phát triển của kinh tế khi vận dụng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự thúc đẩy mạnh mẽ của việc áp dụng đúng đắn trong thực tiễn, nền kinh tế Việt Nam, sau 35 năm tiến hành đổi mới, giờ đây là một trong số 5 nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới trong 30 năm qua, khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt 7%/năm trong giai đoạn 2009-2019. Đặc biệt, sự đúng đắn trong sự dẫn lối của Đảng đã giúp Việt Nam trở thành một trong số ít các nước vẫn diuy trì tốc độ tăng trưởng dương giữa tình hình đại dịch hoành hành, tác động tiêu cực to lớn đến kinh tế toàn thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới, xác định trong 10 năm sẽ trở thành một nước phát triển, mục tiêu này hoàn toàn hợp lí do Nhà nước ta đang ngày càng chú trọng hơn vào chất lượng của người lao động, nhất là khi lực lượng lao động ở Việt Nam đang trong thời kì vàng. Từ sự cố gắng của Đảng và Nhà nước, nước ta đã có những điều kiện rất tốt và đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra các quỹ đầu tư có tiềm lực mạnh mẽ, càng góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế của nước ta.

Quá trình “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” cũng đã và đang được phổ biến rộng rãi và sâu sắc. Người lao động ngày càng tăng trình độ, phương tiện lao động và công cụ lao động ngày càng phát triển hiện đại, tự động hoá, số hoá, tích hợp những thành tựu khoa học trên thế giới. Nước ta xác định cụ thể một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao, xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng

27

sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới… Thực tế, quá trình sản xuất ở Việt Nam đã tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc, tạo cơ hội thúc đẩy kinh tế và từ đó phát triển chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài học THUYẾT HÌNH THÁI KINH tế xã hội và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA ở VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w