hình thái kinh tế - xã hội và giải pháp cho những vướng mắc còn tồn tại
Đi cùng với những thành tựu to lớn, nước ta cũng phải đối mặt với một số những vấn đề hạn chế còn tồn tại, đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết triệt để nhằm giữ vững phương hướng phát triển chiến lược của Đảng, với sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam phát triển hài hoà trên mọi phương diện. Để giải quyết được những vấn đề này, ta cần có một cái nhìn khách quan, sâu sắc đi thẳng vào vấn đề, tránh giấu diếm dẫn tới nội hoại từ trong ra ngoài.
Thứ nhất, vẫn còn tồn tại sự thật rằng, dù Đảng và Nhà nước đang gắng sức khắc phục sai sót, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội những những cấp bậc phía dưới áp dụng còn kém hiệu quả, xuất hiện tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Để khắc phục tình trạng này, chính những nhà lãnh đạo đi đầu tạo định hướng phải đẩy mạnh rà soát và kiểm tra tiến trình áp dụng vào đời sống thực tiễn. Nếu những định hướng, nghị quyết chỉ dừng lại trên bờ môi của nhà lãnh đạo, hay trên trang giấy vô hồn, không sớm thì muộn, tất cả sẽ sụp đổ và không thể sửa chữa được nữa.
Thứ hai, chính vì sự phát triển nhanh đến chóng mặt của nền kinh tế Việt Nam, do sự phân phối tất yếu của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đã tạo ra hai cực giàu nghèo ngày càng mở rộng, điều này sẽ tạo ra những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích, khiến tình hình kinh tế chính trị bị đặt trong tình trạng bấp bênh kém ổn định, rất có thể sẽ làm sụp đổ định hướng xã hội chủ nghĩa, nơi không tồn tại xung đột giai cấp. Để khắc phục tình trạng đáng báo động này, Nhà nước cần điều chỉnh lại quá trình điều phối sản phẩm sao cho cân bằng và phù hợp. Cần phát triển hệ thống an sinh xã hội, nhất là các hình thức bảo hiểm, thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, “điều tiết giảm thu nhập của các tầng lớp dân cư khá giả thông qua đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản (kể cả thuế thừa kế)… Đây là loại thuế trực thu lũy tiến. Nhưng mức thuế cao nhất cũng chỉ ở một giới hạn nhất định sao cho không triệt tiêu đông cơ làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp và cá nhân có tài.”Bên cạnh đó, cần điều tiết tăng thu nhập cho tầng lớp nghèo thông qua các chương trình kinh tế - xã hội, các quỹ trợ cấp, trợ giá, tín dụng ưu đãi v.v…
Thứ ba, nước ta vẫn đang chịu sự tác động tiêu cực của quan liêu, của thể chế quan liêu bao cấp đã bị xâm nhập vào tổ chức kinh tế theo con đường tàn sư của quá khứ, do sự tác động của kinh tế thị trường phát triển nhanh, lấy kinh tế làm trọng tâm. Đây là một vấn đề nhức nhối đối với bất kì một quốc gia nào, nó làm ảnh hưởng lớn
28
tới kinh tế, đặc biệt là cả chính trị, làm hạ thấp sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tạo cơ hội cho những phần tử phản động chống phá cách mạng hoành hành. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đẩy mạnh tìm kiếm những “cái nhọt” này càng nhanh càng tốt, sau đó trừng trị thích đáng để tăng cường sự tin tưởng của nhân dân đối với sự công minh và con đường đúng đắn của Đảng vạch ra.
Chung quy lại, mỗi xã hội đều mang trong mình hai thái cực thành tựu và hạn chế. Để có thể phát triển một cách bền vững, Đảng và Nhà nước ta cần thiết phải tiếp tục thúc đẩy những thành tựu, tiếp tục phát huy những lí luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong thực tiễn, bên cạnh đó, giảm tối đa những tác động tiêu cực của các vấn đề hạn chế, đi tới xoá bỏ tận gốc chúng để phát triển vững mạnh.