Tình hình sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi thanh tiến, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 12 20 19 95,00 1 5,00 1 18 16 88,88 2 11,11 2 17 17 100 0 0,00 3 20 19 95,00 1 5,00 4 15 14 93,33 1 6,66 5 15 15 100 0 0,00 Tổng 105 100 95,23 5 4,76

Qua bảng 4.3 trên cho thấy tình hình sinh sản của lợn nái trong 6 tháng em thực tập tại trại. Kết quả theo dõi có 105 nái đẻ thì trong đó có 100 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 95,23%, có 5 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 4,76%.

Nái đẻ khó trên chuồng phải can thiệp thường là nái già sắp loại thải, đã đẻ qua nhiều lứa nên sức rặn đẻ yếu nên không đẩy được thai ra ngoài.

Từ đó qua 6 tháng học tập tại chuồng đẻ em đã có được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: em đã học kỹ năng đỡ đẻ, hoàn thành được các thao tác như lau sạch dịch nhớt trên người lợn con tránh lợn bị ngạt khí hay buộc rốn cắt rốn sao cho lợn con không bị mất máu và cho ra ngoài bú sữa đầu sớm nhất có thể.

Trong quá trình đỡ đẻ có những con đẻ khó, được sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật với những thao tác can thiệp kịp thời cả lợn mẹ và lợn con đều được an toàn. Từ đó em đã đúc kết được những bài học cho bản thân để áp dụng vào những ca đẻ khó như sau:

-Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết. -Khi thấy có biểu hiện lợn đẻ khó, vỡ ối mà không có biểu hiện rẳn đẻ, lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lớn nên không ra ngoài được, cần phải can thiệp ngay.

-Thấy nái đẻ lâu, thời gian kéo dài ta có thể dùng oxytoxin với liều 2ml/con kết hợp với các thao tác xoa bầu vú nhẹ nhàng kích thích cho lợn mẹ.

-Nếu các biện pháp không được ta can thiệp bằng tay: rửa sạch âm hộ của lợn nái, đeo găng tay cao su có bôi vazơlin chụm năm đầu ngón tay đưa vào cơ quan sinh dục của lợn nái, lựa chiều kéo thai ra ngoài theo từng nhịp dặn của lợn mẹ.

-Khi lợn con được can thiệp ra ngoài bị ngạt cần hô hấp nhân tạo ngay, lau sạch dịch ở mũi, 2 tay nắm chắc 2 chân của lợn con đưa lên đưa xuống nhịp nhàng.

4.3. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái tại trại

4.3.1. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất nước, vệ sinh chuồng trại... Bảng 4.4 dưới đây là kết quả em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Stt Công việc Số lượng

(lần)

Kết quả (lần)

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100 2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 90 90 100

3 Quét và rắc vôi đường đi 180 180 100

Số liệu bảng 4.4 ta có thể thấy: Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại

việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 1 - 2 ngày/lần.

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ 100% so với số công việc được giao.

4.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh lợn nái sinh sản và lợn con tại trại Loại lợn Bệnh được phòng Số lợn cần tiêm (con) Số lợn trực tiếp tiêm (con) Tỷ lệ (%) An toàn (%) Lợn nái Lở mồm long móng 105 98 93,33 100 E.coli 105 80 76,19 100 Lợn con

Cho uống amoxcoli 1275 130 10,19 100

Cầu trùng (Pig-cox) 1275 90 7,05 100

Suyễn

(Respisure-one) 1275 105 8,23 100

Circo (MSD) 1275 70 5,49 100

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc - xin cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con.Cụ thể trong thời gian thực tập tại trại em đã được trực tiếp tiêm phòng các loại vắc - xin như: lở mồm long móng, kháng thể E.coli vào lúc lợn nái mang thai tuần thứ 12 và tuần thứ 15. Ngoài ra sau khi lợn nái đẻ còn được tiêm amoxillin để chống viêm và oxytoxin trong 3-4 ngày để đẩy hết nhau thai còn sót lại ra ngoài phòng trường hợp gây ra các bệnh về đường sinh dục ở nái sinh sản.

Quy trình tiêm vắc - xin phòng bệnh cho đàn lợn con như sau 3 ngày cho uống cầu trùng, lợn con 7 ngày tuổi cho đến 10 ngày tuổi được tiêm vắc - xin suyễn, 14 ngày tiêm vắc - xin Circo. . Kết quả đã trực tiếp tham gia tiêm phòng đạt tỷ lệ từ 5,49% đến 93,33%. Tất cả số lợn sau tiêm đều an toàn 100%.

Bên cạnh quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho nái sinh sản cũng như lợn con em nhận thấy rằng ta cần phải kết hợp cùng với các biện pháp phòng bệnh, cần phải thực hiện chúng một cách song song để vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm, vừa phòng ngừa được tình hình dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến kinh tế.

4.4. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Trong thời gian đợt thực tập tại trại đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại trong thời gian thực tập.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại Loại lợn Tên bệnh Tổng số lợn theo dõi (con ) Tổng số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Viêm tử cung 105 10 9,52 Sát nhau 105 5 4,76

Bại liệt sau sinh 105 8 7,61

Lợn con Phân trắng lợn con 1275 150 11,76

Viêm khớp 1275 135 10,58

Bảng 4.6 là kết quả tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản cũng như lợn con tại trại. Trong các bệnh gặp phải ở đàn lợn nái thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất chiếm 9,52%, sau đó là bệnh bại liệt sau sinh chiếm tỷ lệ 7,61% và thấp nhất là bệnh sót nhau chiếm 4,76%. Sở dĩ tỷ lệ lợn nái tại trại mắc bệnh viêm tử cung cao là do quá trình can thiệp lợn đẻ khó không đúng quy trình, trong quá trình móc lợn con làm xây xát niêm mạc tử cung cũng

như không đảm bảo vô trùng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Tình hình mắc bệnh ở lợn con thấy trong 1275 lợn theo dõi có 150 lợn con mắc bệnh phân trắng chiếm 11,76%, 135 con viêm khớp chiếm 10,58%. Nguyên nhân là do sàn bẩn, lợn con mới đẻ sức đề kháng yếu, nhiệt độ chuồng nuôi không hợp lý lợn con dễ bị ảnh hưởng và bị vi sinh vật xâm hại.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn Tên bệnh Thuốc Điều trị Liệu trình Thời gian điều trị Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị (con) Khỏi (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Viêm tử cung Oxytoxin:30 IU/con AnalginC: 25mg/kg TT Amox LA: 10mg/kg TT

Điều trị 3-5 ngày

3-5

ngày 10 7 70

Sát nhau

Oxytoxin:30 IU/con Amox LA: 10mg/kg

Điều trị 3-5 ngày

3-5 ngày 5 5 100 Bại liệt sau sinh gluconat canxi: 20mg/kg TT vitaminB1: 20ml/con

Điều trị 3-5 ngày

3-5 ngày 8 5 62,25 Lợn con Phân trắng Lợn con Amoxicillin: 10mg/ kg TT Colistin: 250IU/kg TT

Điều trị 3-5 ngày

3-5 ngày 150 140 93,33 Viêm khớp Amox LA: 10mg/kg TT Dexamethasone: 0,1mg/kg TT Catosal: 1ml/10kg TT Điều trị 3-5 ngày

3-5

ngày 135 130 96,30

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh sát nhau với tỷ lệ khỏi là 100%, thấp nhất là bệnh bại liệt sau sinh với tỷ lệ là

92,38%. Nguyên nhân bệnh sót nhau có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Đối với lợn con trong 150 lợn mắc bệnh phân trắng đã điều trị khỏi 140 con chiếm tỷ lệ 93,33%, số lợn mắc bệnh hội viêm khớp là 135 con đã điều trị khỏi 130 con chiếm 96,30%.

Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản và lợn con như sau:

- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả. - Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.

- Để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy cần cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và cần phải giữ ấm cơ thể cho lợn con.

- Đối với lợn nái đẻ hạn chế moi móc, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.

- Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.

- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng con vật.

4.5. Kết quả qui trình chăm sóc lợn con

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con

STT Tên công việc Số con

(con) Số con được thực hiện (con) Tỷ lệ (%)

1 Mài nanh, bấm đuôi 1275 1250 98,03

2 Cho uống Amoxcoli 1275 1250 98,03

3 Tiêm sắt Intrafer-100 B12 1275 510 40,00

Qua bảng 4.8 có thể thấy trong 6 tháng thực tập em đã được thực hiện rất nhiều thao tác và tích luỹ cho mình nhiều kỹ năng nghề trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, bấm đuôi và nhỏ Amoxcoli cho lợn con là được thực hiện nhiều nhất với số lượng là 1250 con trên tổng số 1275 con chiếm tỷ lệ 98,03%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là 24h sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau gây xây xát mặt và sau đó sẽ được cho uống Amoxcoli để phòng tiêu chảy.

Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm sắt Intrafer-100 giúp phòng bệnh thiếu máu ở lợn con và tiêm với liều lượng 2ml/con.

Khi lợn được từ 5 - 7 ngày tuổi thì tiến hành thiến cho lợn con, số lợn con cần thiên là 600 con, em được thiến là 250 con chiếm tỷ lệ 41,66%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn Bùi Thanh Tiến em có một số kết luận như sau:

- Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 105 lợn nái đẻ, 1275 lợn con, số con còn sống đến cai sữa 1241 con.

+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,… ).

- Về công tác thú y của trại:

+ Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại hàng tuần theo lịch, hoàn thành 100% công việc được giao.

+ Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho lợn tại trại, tất cả lợn sau tiêm đều an toàn100%.

+ Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật.

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát tránh ẩm thấp. Hàng ngày có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, rắc vôi và phun sát trùng theo quy định của trại.

- Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:

+ Lợn nái tại trang trại mắc các bệnh viêm tử cung (9,52%), sát nhau (4,76%), bại liệt sau sinh 7,61%.

Dùng thuốc Oxytocin và Amox LA điều trị bệnh viêm tử cung và bệnh sát nhau cho tỷ lệ khỏi 70% - 100 %.

Bệnh bại liệt sau đẻ dùng gluconat canxi kết hợp vitaminB1, cho tỷ lệ khỏi bệnh 62,25%.

+ Lợn con tại trại thường mắc các bệnh phân trắng lợn con 11,76%, viêm khớp 10,58%. Hiệu quả điều trị bệnh cho lợn con đạt tỷ lệ từ 93,33 – 96,30%.

- Những chuyên môn em đã được học tại trại.

+ Thực hiện mài nanh, cắt đuôi cho 1250 lợn con, thiến lợn đực cho 250 lợn và tiêm sắt cho 510 lợn con, tất cả đều an toàn 100%.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại kinh tế cao.

- Hướng dẫn và kiểm tra công việc của công nhân để kịp thời điều chỉnh. - Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi Thú y tiếp tục tạo điều cho các bạn sinh viên khóa sau được đến các trang trại chăn nuôi thực tập để có được nhiều kiến thực tế và nâng cao tay nghề cho sinh viên trước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh.

4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

6. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb, Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, tr. 398 - 407.

8. John Nichl (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Sỹ Lăng,Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003) Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội

12. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi thanh tiến, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)